Ukiyoe – 浮世絵

浮世絵

「浮世絵」と聞いて、みなさんは富士山や波の絵とか、美人や歌舞伎役者の絵など何を思い浮かべましょうか。江戸時代(17~19世紀)に盛行した「浮世絵」は現代でも、その芸術性により世界から注目されています。浮世絵の世界へ今回は皆さんをご案内いたします!

Khi nhắc đến “Ukiyoe”, các bạn sẽ liên tưởng đến những bức tranh vẽ núi Phú Sĩ, vẽ sóng biển, hay các người đẹp và diễn viên kịch Kabuki, đúng chứ? Những bức tranh Ukiyo thịnh hành trong thời kỳ Edo (thế kỷ 17 – 19) đến tận bây giờ vẫn gây ấn tượng với thế giới vì tính nghệ thuật của chúng. Lần này hãy để chúng tôi đưa các bạn bước vào thế giới tranh Ukiyo nhé.

 

1.浮世絵の始まり

浮世絵が生まれたのはおよそ17世紀後半と言われています。元々、「うきよ」という言葉は「憂世」と書きました。しかし、江戸時代になり人々の生活が安定してくると、「憂世」はやがて「浮世」という漢字へと変化していきます。「浮世」は現代風・当世風という意味を持ちます。つまり、浮世絵とは当時の様子を描いた絵、風俗画のことです。

北斎漫画

 

  1. Khởi đầu của tranh Ukiyo

Tranh Ukiyo ra đời vào khoảng nửa sau thế kỷ 17. Ban đầu, “Ukiyo” được viết là “Ưu Thế” (Cõi đời muộn phiền). Tuy nhiên, bước sang thời Edo, cuộc sống trở nên an bình, hai chữ Hán “Ưu thế” cũng chuyển thành “Phù Thế”. “Phù Thế” ở đây mang nghĩa “phong cách hiện tại, đương thời”. Nói cách khác, tranh Ukiyo là loại tranh miêu tả những sinh hoạt đời thường, phản ánh nếp sống, thực trạng trạng xã hội lúc bấy giờ.

 

2.浮世絵の肉筆画と木版画

浮世絵というと版画のイメージが強いですが、誕生した当初の「浮世絵」は、浮世絵師が筆を用いて自ら描く「浮世肉筆画」でした。肉筆画を描くことができる絵師は社会的な地位が高かったと言えます。絵師が注文を受け、筆を使って紙に直接描いた絵ですから、一般的な絵画と同じく世界に1枚しかない高価な美術品だったのです。

菱川師宣「見返り美人図」

 一方、「浮世絵木版画」は、絵師が描いた絵を彫って木版などで刷り上げた浮世絵のことです。最初に絵師が墨で絵を描き、配色を決めます。彫師は版下絵から絵の線を彫り、色をのせる部分は色ごとによって別の板に彫ります。版が完成すると摺師が、色がずれないように刷っていきます。同じ絵を何枚も摺することができるため、浮世絵は安い値段で売り出すことができるようになりました。

一色ずつ塗り重ねる

 また、誰もが気軽に買える木版画は、広告媒体として役割を兼ねることもありました。例えば流行の着物を着た美人画や歌舞伎俳優を描いた役者絵は、現代のファッション誌のような役割を果たしていました。風景画も、人気の観光スポットを紹介するガイドブックのようなものと思われました。

歌川広重 「東海道五十三次」の日本橋

  1. Tranh Ukiyo vẽ tay và tranh Ukiyo in khắc gỗ

Rất nhiều người nghĩ tranh Ukiyo là loại tranh được in từ những bản khắc gỗ, nhưng vào buổi đầu, người họa sĩ vẫn dùng chính bàn tay của mình vẽ nên các bức Ukiyo. Chúng là “tranh Ukiyo vẽ tay”. Có thể nói rằng các họa sĩ tạo ra những bức “Ukiyo vẽ tay” này có địa vị cao trong xã hội. Họ nhận đơn đặt hàng rồi trực tiếp cầm bút vẽ tranh trên giấy, nên đây cũng là những tác phẩm nghệ thuật đắt giá và độc nhất vô nhị trên thế giới như bao bức tranh thông thường khác.

Mặt khác, “tranh Ukiyo in khắc gỗ”  là loại tranh được in ra từ những mộc bản điêu khắc trên gỗ dựa theo tranh mẫu của họa sĩ. Đầu tiên, người họa sĩ dùng mực tàu vẽ tranh và quyết định cách phối màu của nó. Thợ khắc gỗ sẽ điêu khắc phần đường nét bức tranh theo mẫu phác thảo và chế tác riêng từng bản khắc theo các mảng màu. Khi bản khắc hoàn thành, thợ in sẽ tạo ra các bản in mà không làm thay đổi màu sắc ban đầu của tranh. Do một bức tranh có thể in thành nhiều bản, những bức Ukiyo này có thể bán hàng loạt với giá rất rẻ.

Không chỉ vậy, những bức tranh in từ những bản khắc gỗ ai cũng dễ dàng mua được này, còn kiêm luôn cả chức năng quảng cáo. Ví dụ như những bức tranh người đẹp hay diễn viên kịch kabuki mặc kiểu kimono thịnh hành, có vai trò như tạp chí thời trang trong thời hiện đại. Những bức tranh phong cảnh cũng có thể xem như sách hướng dẫn du lịch giới thiệu những điểm tham quan nổi tiếng vậy.

 

3.浮世絵の価格

江戸時代の物価は前期・中期・後期によって変動しますが、小判1枚=金1両=4,000文に相当して、現在の貨幣価値に換算すると約8万円と言われます。浮世絵の流通が安定した江戸後期、一般的な大判錦絵(縦39cm×横26.5cm)は20文(約400円)程度で売られていました。細判(縦33cm×横15cm)の役者絵は8文(約160円)、人気が下がると3~6文(約60~120円)の安値で売られていたと言われます。現代人の金銭感覚におきかえるなら、500円玉でお釣りがくるコンビニスイーツのような手軽さだったといえばイメージしやすいかもしれません。

浮世絵を売っていた「絵草紙屋」という

  1. Giá tranh Ukiyo

Mặc dù vật giá tiền kỳ – trung kỳ – hậu kỳ Edo có biến động, nhưng về cơ bản, giá một koban = 1 lượng vàng = 4000 văn, đổi sang tiền hiện đại sẽ vào khoảng 80.000 yên. Vào cuối thời Edo, giá tranh Ukiyo được bán ổn định ở mức 20 văn (khoảng 400 yên) 1 tấm khổ lớn 39 x 26,5cm. Tranh diễn viên khổ nhỏ 33x15cm có giá 8 văn (khoảng 160 yên), tranh diễn viên nổi tiếng còn có thể giảm giá còn 3 – 6 văn (khoảng 60 ~ 120 yên). Hay theo cách hình dung về tiền bạc của người hiện đại, bạn có thể xem nó như món hàng mình sẽ cầm lấy khi bước vào cửa hàng tiện lợi đổi đồng 500 yên trên tay ra tiền lẻ.

 

4.世界に広がる

当時の日本で浮世絵は身近な存在だったため、価値ある美術品であると意識すらされませんでした。そんな浮世絵は日本を代表する美術として、西洋美術に大きな影響を与えました。しかし、浮世絵はどうやってヨーロッパに渡ったのでしょうか。こんな面白いエピソードもあります。

浮世絵はとても安いですから、古くなれば包み紙にされました。あるフランスの画家が知人の家に訪問した際に、アムステルダムの商人から買った高価な壺を見せられました。しかし、その画家は壺の箱の包み紙をじっと見ました。包み紙にされていたのは葛飾北斎の作品のです。見事なまでに生き生きに描かれたデッサンに衝撃を受けたその画家は友人で画家のモネ、マネ、ドガなどに見せて回ったといました。「ジャポニスム」と呼ばれる日本美術ブームが、ヨーロッパで始まったと伝えられています。

歌川広重「亀戸梅屋舗」とゴッホの模写

 

 

  1. Sự truyền bá ra thế giới

Nhật Bản đương thời vì quá quen thuộc với tranh Ukiyo nên không hề xem chúng như những tác phẩm nghệ thuật đáng giá. Vậy mà chính những bức tranh Ukiyo ấy lại trở thành đại diện cho nền mỹ thuật Nhật Bản và gây ảnh hưởng lớn đến mỹ thuật phương Tây. Nhưng bằng cách nào tranh Ukiyo lại vượt biển đến tận châu Âu? Có một giai thoại thú vị về chuyện này.

Vì tranh Ukiyo rất rẻ, nên khi chúng cũ đi sẽ bị dùng làm giấy gói hàng. Một họa sĩ người Pháp khi đến chơi nhà người quen, được người nọ cho xem chiếc lọ gốm đắt tiền mua từ một thương gia Amsterdam. Thế nhưng, người họa sĩ lại nhìn chằm chằm lớp giấy gói hộp đựng lọ hoa. Thì ra thứ dùng làm giấy gói là tác phẩm của Katsuhisa Hokusai. Sửng sốt trước những nét vẽ đơn giản mà sống động đến tuyệt vời đấy, người họa sĩ mang cho bạn bè mình là các họa sĩ Monet, Manet, Degas… xem. Nhiều người cho rằng, trào lưu nghệ thuật Nhật Bản mang tên “Japonism” đã bùng lên như thế đó.

浮世絵が陶磁器の包み紙として海を渡ったのは本当かどうかはまだわかりません。けれど、その芸術性が西洋で高く評価されると、芸術作品として捉えられるようになっていきます。今、浮世絵は日本を代表する美術品の一つとして評価されるようになりました。

Việc những bức tranh Ukiyo vượt biển dưới hình thức giấy gói hàng có thật hay không vẫn còn chưa rõ. Nhưng từ khi được đánh giá cao về tính nghệ thuật tại phương Tây, chúng đã được nhìn nhận như những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Ngày nay, tranh Ukiyo đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho nền hội họa Nhật Bản.

Ths. Nguyễn Thụy Nguyệt Quế

 

 

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://www.kumon-ukiyoe.jp/
  2. https://www.touken-world-ukiyoe.jp/learn/history/
  3. https://www.meihaku.jp/ukiyoe-basic/
  4. https://otakinen-museum.note.jp/
  5. https://ukiyoe-japan.com/
  6. https://www.adachi-hanga.com/
  7. https://www.tnm.jp/

 

 

Call Now