[Văn hoá Trung Quốc] Hình tượng loài hổ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

Tự cổ chí kim, loài hổ luôn được mệnh danh là “Bách thú chi vương” – chúa tể sơn lâm. Theo tín ngưỡng dân gian, người xưa quan niệm rằng trên gương mặt của hổ xuất hiện chữ Vương “” chính là đại diện cho sự quyền uy và dũng mãnh vô song khiến muôn loài đều phải khiếp sợ. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, thật không khó để có thể nhận ra hình tượng loài hổ luôn có chỗ đứng trang trọng cũng như nhận được tôn sùng trên nhiều phương diện từ văn hóa, nghệ thuật, quân sự đến phong tục tập quán v..v, qua đó càng gợi lên trong lòng đại chúng những liên tưởng về sức mạnh oai hùng, bản tính lạnh lùng của một kẻ săn mồi thượng đẳng và đồng thời cũng là một biểu tượng cho phẩm chất của người chiến binh quả cảm nơi sa trường.

  1. Hình tượng loài hổ trong lĩnh vực quân sự:

Có thể nói với bản chất uy dũng vô song của mình thì sự tôn sùng dành cho loài hổ trong khía cạnh quân sự là rất lớn. Từ xa xưa, khi những chiến binh ra trận lập chiến công hiển hách thì đều nhận được thụ phong cấp hàm như hổ binh, hổ tướng hoặc hổ soái để vinh danh. Cùng với đó, tầng lớp thống trị còn đưa hình ảnh con hổ vào “hổ phù”, là tín vật chuyên dùng để điều binh khiển tướng, mang hàm ý tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối của bậc đế vương.

  1. Hình tượng loài hổ trong phong tục tập quán dân gian

Ngay từ thời nhà Hán, cổ nhân đã có những ghi chép tương đối cụ thể về hình tượng loài hổ trong phong tục tập quán dân gian. Cụ thể, trong điển tích “Phong tục thông sử” của sĩ giả Ứng Thiệu có đoạn viết: “Hổ là song đại linh thần, hợp nhất với rồng tạo thành bộ đôi Tả thanh long – hữu bạch hổ trấn thủ Thiên môn, trừ tà diệt bạo oai hùng tứ phương”. Chính vì lẽ đó, hổ đã được người xưa tôn sùng và thần thánh hóa với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ, qua đó ngày càng nhân rộng và đi sâu vào tín ngưỡng dân gian của người Hán nói chung cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Đặc biệt hơn, ở những khu vực dân cư thưa thớt hay chốn rừng thiêng nước độc thì hổ lại càng được tôn kính và thờ phụng như một vị thần giám hộ, là biểu tượng cho sự bảo vệ về mặt tâm linh.

  1. Hình tượng loài hổ trong văn học – nghệ thuật

Trong văn học Trung Hoa, hổ xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển như: Tây Du Ký, Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa v..v. Trong tác phẩm Tây Du Ký có nhiều đoạn miêu tả Đường Tam Tạng bị Hổ quái tấn công khi trên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh, phải nhờ đến tài nghệ của Tôn Ngộ Không để hóa giải khó khăn.

Nổi tiếng nhất là điển tích Võ Tòng đả hổ trong danh tác Thủy Hử, chuyện kể rằng khi Võ Tòng đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu Thành) thì gặp phải một tửu quán ven đường, bên ngoài cửa quán ghi là “Uống 3 chén không nên qua đồi”. Võ Tòng với bản chất là một người mê rượu, thấy dòng chữ này tự nhiên cảm thấy không hài lòng nên đã thắc mắc, chủ quán đành thuật lại trong huyện có con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, sau khi uống một mạch hết rượu trong quán, ông gói ghém hành lý quyết liều một phen lên đồi đả hổ. Tìm một hồi lâu, đến lúc trời chạng vạng sáng thì bắt gặp hổ đang xuất sơn, Võ Tòng không nói không rằng lao vào một tay ghì đầu hổ xuống đất, một tay liên tục ra đòn hiểm khiến hổ không thể chống cự và đành thúc thủ.

Trong nghệ thuật, con hổ do là hiện thân của sức mạnh nên thường được thêu trang trí trên áo tướng quân, hoặc điêu khắc hay tạc tượng nơi miếu đình. Trong chế độ phong kiến, khi rồng được dùng làm biểu tượng dành riêng cho vua chúa thì hổ lại được xem như là biểu tượng của tầng lớp võ tướng. Có thể nói, hình tượng con hổ trong nghệ thuật nói chung đã có sự thể hiện đa sắc, lan tỏa một cách sâu rộng từ phong thủy đến định hình thiết kế hội họa nhằm khẳng định vị trí mang tính biểu tượng cũng như góp phần tạo nên những nét đặc trưng của nền văn học nghệ thuật truyền thống Trung Hoa.

Có thể nói, hình tượng con hổ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng, chỉ đứng sau con rồng. Trong Chu dịch Càn quái văn ghi chép rằng:  “Mây từ rồng, gió từ hổ”, rồng bay trên trời, hổ đi dưới đất, rồng hổ kết hợp thành biểu tượng của sự cát tường, thịnh vượng và quyền uy, là nét đặc sắc của văn hóa truyền thống. Chính vì lẽ đó, rồng và hổ luôn có tầm ảnh hưởng rõ nét được thể hiện qua nhiều khía cạnh như chính trị, quân sự, y học, nghệ thuật cũng như là biểu tượng cho tinh thần và khí thế hào hùng của dân tộc Trung Hoa.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, bao gồm bách khoa toàn thư mở Bách Độ, tạp chí văn hóa Đông Phương, tập san Thời Đại Bắc Kinh.

Người tổng hợp: Ths. Đỗ Minh Phương

虎在中国传统文化中的象征

在中国,老虎被誉为“百兽之王”,不光是因为它额头的一个与生俱来的“王”字,更是因为它无比威猛、力量十足的形象使然。老虎起源于中国,因此很早就与中国人建立起一种密切的生存关系,使得国人从原始时代开始,就对老虎怀有一种崇拜的情结,尤其是在华南、东北这些中国虎曾经分布密集的地方。也正因为如此,虎也将自己的英姿雄风、威猛霸气、凶悍品性,深深地积淀并发酵在人类文明发展的历史进程中。

1.虎在军事领域中的形象

虎的威猛形象非常适合应用于军事领域,经常用称赞军队、将领、士兵,比如虎将、虎师、将门虎子等等。此外,中国古代对于虎的军事崇拜还延伸到了兵符、调兵遣将领域,也就是“虎符”的出现。兵符是古代的最高统治者用来调兵遣将、传达军事命令的凭证,最早出现在春秋战国时期。由于兵符常常是用黄金、铜、竹等材料雕刻成一只老虎的形象,因此又被称为“虎符”。一般是被剖开成两半,其中一半由统治者亲自掌管,另一半交给地方将领保管。虎符的表面还会刻上铭文,两半虎符从形状到上面的铭文都要完全吻合,才可以验证可信并使用。后来随着制度的完善,虎符还设置成为专符专用,一地一符,不允许同时调动两个地方的军队,主要目的还是防止起兵作乱。

图一:汉朝时期的虎符

 

图二:蜀国五虎上将

  1. 虎在民俗信仰中的形象

东汉时期的古籍《风俗通义》中记载:“虎,百兽之长也,能执搏,挫锐,噬食,鬼魅。”这本书的内容主要是考证历代民间的名物、制度、风俗、传闻,因此从这里就可以看出虎在民间的形象是强大的、可以驱邪赈灾的。所以,在民间出现了如大门贴带虎的年画,小孩戴着虎头帽、穿虎头鞋,青少年睡虎头枕祈祷体强壮,新婚迎亲在新娘脖子上挂老虎馍等等习俗,有些习俗至今还在沿用。《礼记·曲礼上》称记载:“前朱雀,后玄武,左青龙,右白虎。”这是在道家神话里,二十八星宿中的西方七宿呈现虎形,按五行应该配白色,故称白虎,因此白虎是镇守西方的天灵神之一,与青龙、玄武、朱雀并称四大神兽。

图三:寺庙里的虎神(中国福建)

 

图四:虎神像(中国广东)

  1. 虎在文学-艺术中的形象

虎的形象在中国几千年来的历史发展中地位极高,在我国的语言、诗歌、雕塑、绘画、小说、戏曲、民俗、神话故事、儿歌等领域中虎的例子比比皆是。比如成语、谚语中有龙腾虎跃、龙争虎斗、卧虎藏龙、龙潭虎穴、如虎添翼、虎头虎脑、虎背熊腰、虎啸风生、虎头燕颔、鹰扬虎视、将门虎子、初生牛犊不怕虎等。历朝历代的歌舞、戏剧和文学名著中,有元杂剧《虎头牌》、清朝传奇剧的昆曲《虎囊弹》,京剧《虎牢关》《卧虎沟》等,《西游记》中有“孙悟空打虎”和《水浒传》“武松打虎”的经典桥段、民间著名童话故事中有《老虎学艺》等等。

图五:孙悟空穿虎皮

 

《水浒传》“武松打虎”的经典桥段,武松来到阳古县地面地面的一个酒店里,喝了18碗酒后,趁着酒兴上了景阳冈.他路过乱树林,想躺在大青石上睡一觉.忽然从乱树背后跳出一直吊睛白额大虫来.武松急忙一闪身,躲在老虎背后。老虎一纵身,武松又一闪,闪在一边。老虎急了,大吼一声,把虎尾巴倒竖起来一剪,武松又一闪,他抡起哨棒举,使劲平生力气,不料哨棒打在树枝上。老虎又向武松扑过来,武松扔掉半截棒,把老虎顶花皮揪住,只顾乱踢.老虎咆哮起来,挣扎着,武松空出右手,提起拳头只顾打,没多久老虎的眼、嘴、鼻、耳都迸出鲜血,趴在地上不能动弹。武松怕老虎装死,举起半截哨棒又打了一阵,见那老虎确实没气了,才住手。

 

图六:武松打虎

 

关于虎的地名也有很多,比如道教圣地江西龙虎山、林则徐销烟的虎门、苏州著名的旅游景点虎丘山、云南香格里拉的虎跳峡等等。带有虎元素的事物还有很多很多,可以毫不夸张地说,虎的形象无所不在,已经彻底成为华夏文明不可或缺的一部分。虽然我们国家有着独特的虎文化,并且是以祝福、驱邪的吉祥文化为主,但虎在中国历史上也有着让人害怕甚至憎恨的另一面,这一点从“为虎作伥、谈虎色变、放虎归山、养虎遗患、狐假虎威、骑虎难下、与虎谋皮、苛政猛于虎”等词语中就能感触得到。

从古至今,人们用虎的形象传递着爱慕与祝福,借虎的形象反映着追求与眷恋,把虎的形象作为威严权力的精神依托。人们敬虎、颂虎、爱虎、畏虎,成为千百年来独特的文化现象,延续在中华民族的精神生活之中。然而,历史走到今天,当我们环顾生活的这个星球,森林遭滥伐,湿地退化,荒漠蔓延,气候变暖,生态环境日益恶劣,曾经雄霸山林的“兽中之王”老虎,也和众多动物一样,面临着灭绝的境地。又逢虎年,又说老虎,不禁让人慨叹。善待老虎,就是善待自然;善待自然,就是善待人类自己。

Call Now