[Bài viết song ngữ] Nắm vững cách học tập và sử dụng thành ngữ

Cũng như học tập và sử dụng chữ, từ, trước tiên phải nắm rõ hàm ý của nó, không thể qua loa đại khái. Nếu vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của một thành ngữ nào đó hoặc nói không chuẩn xác âm, nghĩa của một chữ nào đó trong thành ngữ mà tuỳ tiện sử dụng thì sẽ khó tránh khỏi việc sử dụng không thích hợp, thậm chí làm thành chuyện cười.

Nguồn gốc của thành ngữ không đồng nhất, có câu dễ hiểu, có câu tương đối khó hiểu, nhưng trong đó thành ngữ dễ hiểu chiếm đa số. Có một số thành ngữ có thể hiểu được ý nghĩa của nó ngay trong khi xem, ví dụ: “Thiên ngôn vạn ngữ” (Hàng ngàn vạn lời nói), “Tâm thực khẩu khoái” (Nhanh mồm nhanh miệng), “Khổ khẩu bác tâm”(tận tình khuyên bảo)…đều rất dễ hiểu. Hay ví dụ: “Nhất phát thiên quân” (Nghìn cân treo sợi tóc), ý nghĩa là: một sợi tóc chịu trọng lượng một ngàn cân. “Quân” ở đây là đơn vị đo lường thời xưa của Trung Quốc, một quân tương đương khoảng 30kg. Thành ngữ này hình dung tình thế vô cùng nguy hiểm; “Đề cơ hào hàn” (Kêu đói gào rét), ý nghĩa là: đói đến nỗi khóc nỉ non, lạnh đến nỗi kêu gào. “Đề” ở đây là “Khóc”, “ Hào” là “Kêu gào”. Thành ngữ này hình dung cảnh tượng bi thảm của việc chịu đói, chịu lạnh; “Bất tốc chi khách” (Khách không mời mà đến), ý nghĩa là: người khách không hề mời mà bỗng dưng lại đến. “Tốc” ở đây là “Mời”…đều tương , đối khó hiểu. Nhưng chỉ cần làm rõ từng chữ lạ như “quân”, “đề’, “hào”, “hàn”,

“tốc” thì toàn bộ ý nghĩa của thành ngữ đều không có gì khó hiểu. Còn như thành ngữ “Qua điền lý hạ” này, được xem là khó hiểu. Trước hết phải biết trong thơ cổ nhạc cổ “Quân tử hành” có hai câu: “Qua điền bất nạp lí, lí hạ bất chỉnh quan” (Đi qua ruộng dưa không cuối xuống sửa giày, đi dưới cây mận không giơ tay sửa mũ). Chính là nói với mọi người phải chú ý vị trí làm người ta nghi hiềm nghi. Trong sách cổ, cũng lấy ý này viết thành “Qua lí chi hiềm” trong “Thư sách”- Liễu Công Quyền. Cho dù là “Qua điền lí hạ” hay “ Qua lí chi hiềm”, nếu không biết xuất xứ của nó mà chỉ giải thích trên mặt chữ thì khó mà hiểu hết ý nghĩa của nó. Ví dụ: Thành ngữ “Quản khuy lãi trắc” (Ếch ngồi đáy giếng), nếu chỉ biết “Quản” là “Trúc quản”, “Khuy” là “Nhìn từ lỗ hổng”, “Lãi” là “瓠瓢”, “Trắc” là “Đo lường”, cũng không dễ gì hiểu hết được ý nghĩa của thành ngữ này. Nếu như biết được bốn chữ này là lấy ra từ tám chữ “Dĩ quản khuy thiên, dĩ lãi trắc hải”, thì sẽ không khó để biết được ý nghĩa ví von của thành ngữ này là: Nhìn ở một góc độ nhỏ thì không thể thấy được toàn bộ sự vật. Thậm chí ngay cả những thành ngữ hình thành do sự thật lịch sử như: “Hạng Trang vũ kiếm, ý tại Bái Công” (Hạng Trang múa kiếm, ý nhắm Bái Công), thành ngữ hình thành từ truyền thuyết ngụ ngôn như “Diệp Công hiếu long” (Diệp Công thích rồng), “Hàm sa xạ ảnh” (Ngậm cát bắn hình), nếu không biết xuất xứ của chúng, dĩ nhiên cũng không có cách lý giải. Những thành ngữ tương đối khó hiểu và những thành ngữ rất khó hiểu như đã nêu ở trên, phần lớn đều gặp trong sách cổ, muốn hiểu được những thành ngữ này, có thể đọc trong các thư tịch có liên quan: “Từ nguyên”, “Từ Hải”…

Có một số thành ngữ, muốn hiểu được ý nghĩa mặt chữ, còn phải đặc biệt chú ý đến thói quen sử dụng nó. Ví dụ hai câu thành ngữ “Nhất cá ba chưởng phách bất hưởng” (Một bàn tay chẳng thể vỗ thành tiếng) và “Cô chưởng nan minh” (Một tay khó vỗ cho kêu), chỉ nhìn từ mặt chữ, hình như một câu là bạch thoại, một câu là văn ngôn, ý nghĩa không có gì khác nhau. Nhưng suy nghi kỹ thì “Nhất cá ba chưởng phách bất hưởng” nghĩa là phát sinh sự việc không phải là do một phía dẫn đến. “Cô chưởng nan minh” nghĩa là chỉ có sức lực của một người thì khó mà làm được việc.Xuất xứ nghĩa của hai thành ngữ này không giống nhau. Đôi khi trong một tình huống nào đó người ta dùng “Cô chưởng nan minh” thay cho “Nhất cá ba chưởng phách bất chưởng”, nhưng cuối cùng cũng không thích hợp cho lắm. Cái gọi là nắm vững, hiểu thấu đáo cũng bao gồm cả phân biệt và làm rõ.

Theo Th.S Trần Thị Thu Trúc


彻底理解学习和使用成语

跟学习和使用字、词一样,首先要彻底理解它的涵义,不能”不求甚解”。如果对某一个成语的意思还没有理解透彻,或者对成语中某个字的音义还说不准确,就随便拿来使用,那就难免用得不恰当,甚至闹出笑话。

成语的来源不一,有的容易懂,有的比较难懂,可是其中以容易懂的占多数。有些成语从字面上就可以看出它的意思来,如”千言万语””心直口快””苦口婆心”等等,都很容易懂。如 “一发千钧”(意思是一根头发负担着千钧的重量。”钧”是我国古时的重量单位,一钧大约等于三十斤。这个成语是形容情势非常危险。)”啼饥号寒”(意思是饿得哭泣,冻得叫喊。”啼”是”哭”,”号”是”叫喊”,这个成语是形容挨饿受冻的悲惨景象。)”不速之客”(意思是没有邀请就突然来到的客人。”速”当”邀请”讲。)等等,就比较难懂。但是只要把个别生字如”钧””啼””号””寒””速”弄清楚了,整个成语的意思就不难理解。至于象”瓜田李下”这个成语,就应该算是难懂的。先要知道古乐府诗《古君子行》里有”瓜田不纳履,李下不整冠”两句话。这是告诉人们处在嫌疑的地位要注意。在古书里,也把这个意思写作”瓜李之嫌”(见《唐书·柳公权传》)。无论是”瓜田李下”或”瓜李之嫌”,如果不知道它的出处,只从字面上作解释,那就很难懂得它的意思。又如”管窥蠡测”这个成语,如果仅仅知道管是”竹管”,窥是”从孔隙里看”,”蠡”是”瓠瓢”,测是”测量”,也不容易懂得整个成语的意思。如果知道这四个字是从”以管窥天,以蠡测海”八个字里截取下来的,那就不难知道这个成语比喻的是:所见甚小,看不到事物的全面。至于那些由历史事实来的成语,如”八公山上,草木皆屏”,”项庄舞剑,意在沛公”之类,从寓言传说来的成语如”叶公好龙””含沙射影”之类,如果不知道它们的出处,当然也是无法理解。以上所说的这类比较难懂的和很难懂的成语,大部分见于古书中,想要理解这类成语,可以翻阅《辞源》《辞海》等有关的书籍.

有些成语,懂得了字面的意思,还要特别注意它的习惯上的用法。例如”一个巴掌拍不响”和”孤掌难鸣”这两个成语,只从字面上看,好象一个是白话,一个是文言,意思没有什么两样。可是仔细想想,”一个巴掌拍不响”,是说事情的发生不是由于单方面引起来的,使用这个成语,有各打五十板的意味。”孤掌难鸣”是说只有一个人的力量很难成事。对如此处境的人,有同情的意味。两个成语的意思并无共同之处。(有的人,在某一特定的环境下,也把”孤掌难鸣”当做”一个巴掌拍不响”来用,但究竟是不够妥当的。)所谓彻底理解,也包括连这些地方都要加以辨析,彻底弄清楚。

Call Now