Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên ngày Nhà giáo Việt nam bắt nguồn từ đâu có lẽ không phải ai cũng biết.
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.
Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
(Tổng hợp trên Internet)
越南教师节的来源
每年的11月20日早已成为一个“尊师重道”的日子。然而,越南教师节的来源却并非谁都晓得。
1946年1月,一个集合各进步教师的国际组织在巴黎成立,取名为FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – 各教育工会国际联盟或“教育工作者工会国际”)。
1949年,在华沙国际会议上(华沙:Varsovie – 波兰的首都),FISE组织编撰了总共15章的“教师宪章”文件。
其主要内容为对封建、资产阶级教育体系的反抗和斗争;建立进步的教育体系;维护教师和教育工作者正当的物质和精神权益。
在反抗法国殖民者侵略的岁月里,为了争取机会在各个国际论坛上控告帝国侵略者对我国人民(其中有教师和学生们在内)的罪恶阴谋,越南教育工会已主动联系上FISE – 各教育工会国际联盟。同时,介绍了越南革命教育事业取得的成就,争取世界上全体教职工们同情并支持我国人民的正义抗战事业。
1953年春季,由越南教育部副部长为团长的越南代表团出席了在奥地利首都维也纳举办的FISE组织接纳(包括越南教育工会在内)的新成员国之重要会议
只在成立后没多久(1951年7月22日),越南教育工会已获接纳为FISE– 各教育工会国际联盟的成员。
从1957年8月26至28日,在波兰首都华沙,包括越南教育工会在内的57个国家参与的FISE会议决定以11月20日作为“国际教师宪章日”
1958年11月20日在我国整个北方首次举办了庆祝“国际教师宪章日”的活动。 其后,11/20 这个节日的庆祝会也在南方的各个解放区举行。
每年,纪念11/20这个历史节日时,教育小组机关常出版、发行一些特别刊物以便鼓舞敌占区教师们的斗争以及全体抗战教师兄弟姐妹们的不畏艰辛、牺牲精神。
1982年9月28日,根据教育部门的建议,部长会议(如今的政府)已颁发了关于越南教师节的167 – HĐBT 号决定。其中有以11月20日作为越南教师节的规定条款。
1982年11月20日是获全国隆重举办的首个越南教师节纪念日。从此以后,这也是尊崇树人工作者的教育部门传统节日。
(源自因特网)