TRỞ THÀNH NHÀ THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống bởi nó giúp bạn trình bày những ý tưởng sáng tạo của mình và kết nối với mọi người xung quanh. Thực hiện một bài nói trong nhiều giờ thật sự là một thử thách đối với sinh viên đại học.
Chuẩn bị thật kỹ
Trước buổi thuyết trình, hãy nhờ đồng nghiệp và gia đình đánh giá sơ bộ chất lượng của bài nói. Hãy nghĩ xem khan giả thật sự của bạn là ai và bạn muốn họ tiếp thu những gì từ bài thuyết trình của bạn. Bạn nên nghiên cứu thật kỹ cả về nội dung lẫn hình thức.
Hãy đi đến phòng nơi sẽ diễn ra buổi thuyết trình và luyện tấp tất cả những động tác nào mà bạn phải thực hiện, ví dụ như đứng dậy từ vị trí ngồi và tiến đến bục giảng. Những lỗi lầm gây ra trong 20 giây đầu tiên có khả năng làm bạn mất phương hướng cho những gì xảy ra tiếp theo.
Hãy làm quen với các thiết bị điện tử trước buổi thuyết trình và nên có kế hoạch dự phòng. Ví dụ, bạn nên chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng trong trường hợp bất ngờ như mất điện.
Xử lý nỗi lo lắng
Thật ra, tâm lý lo lắng trước buổi thuyết trình là một trạng thái tốt vì trạng thái này kích thích não bộ tiết ra Adrenaline – một hợp chất giúp cơ thể bạn gia tăng sự hưng phấn và nhạy bén. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến căng thẳng vá áp lực lên lồng ngực. Hãy tập trung vào hơi thở của bạn. Cố gắng hít thở sâu và chậm sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn.
Thật ngớ ngẫn, nhưng những hành động như nhặt lên và đặt xuống một thứ gì đó có khả năng giúp bạn bình tĩnh. Hoặc việc tham gia vào một hoạt động di chuyển, chẳng hạn như bấm ngòi bút, vân vê một món đồ trang sức, thoạt nghe có vẻ là một ý tưởng kì hoặc, nhưng theo nhiều người lại giúp họ cảm thấy bình tĩnh hơn khi thuyết trình.
Tương tác với khan giả
Hãy xem buổi thuyết trình của mình như một cuộc trò chuyện với khan giả. Họ có thể không thật sự nói bất cứ điều gì, nhưng việc bạn khiến họ cảm thấy được hòi ý kiến sẽ giúp họ tập trung chú ý hơn đến những gì bạn đang nói.
Hãy tương tác với khan giả hiện tại của bạn chứ không phải những người mà bạn đã luyện tập trước đó. Hãy liên tục để mắt đến phản hồi của khan giả đối với mỗi ý tưởng mà bạn nêu ra. Nếu bạn cảm nhận được khan giả dường như đang không chú tâm, hãy nhanh chóng tìm một cách khác để truyền đạt ý tưởng của mình một cách hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể gửi bản ghi hình và phần trình bày của mình sau buổi thuyết trình.
Cấu trúc bài thuyết trình
Bài thuyết trình hiệu quả cần có đầy đủ các ví dụ cần thiết. Điều này giúp người nghe hiểu rõ hơn ý tưởng của bạn một cách trọng vẹn và nhanh chóng. Hãy tập trung vào ba hoặc bốn nội dung trọng tâm. Đối với những thông tin phụ mà bạn không thể trình bày trong giới hạn thời gian của buổi thuyết trình, hãy sử dụng các phương tiện khác, chẳng hạn như cung cấp tài liệu cầm tay.
Hãy kết thúc bài nói như thể bạn đã làm những điều tốt nhất ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã trình bày không tốt. Và dù sao đi nữa, một kết thúc tốt đẹp sẽ nhận được những tràng pháo tay- và bạn xứng đáng với điều đó!

Châu Thị Hồng Thắm

Call Now