Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong công việc và xã hội, cho phép chúng ta kết nối, trình bày quan điểm và thúc đẩy sự phát triển. Vì vậy, học phần “Kỹ năng nói trước công chúng” là một trong những học phần bắt buộc ở hầu hết các trường đại học với yêu cầu sinh viên trình bày và trao đổi quan điểm của mìnhvới các bạn trước lớp. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta, đặc biệt là những bạn sinh viên năm nhất vẫn thường rất nhiều lo lắng khi thuyết trình, điển hình như e ngại ánh mắt của khan giả, hoặc cảm giác lo lắng khi trở thành tâm điểm trước đám đông. Nếu bạn thấy mình trong trường hợp trên, đừng lo lắng, những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn
Chuẩn bị thật kỹ trước buổi thuyết trình
Nỗi lo lắng thường xuất hiện khi chúng ta gặp phải những điều bất ngờ không lường trước. Và tất nhiên, những điều bất ngờ thường hay xảy ra trong quá trình bạn thuyết trình. Vì thế, để hạn chế tối đa những tình huống bất ngờ, hãy tìm hiểu thật kỹ về chủ đề mà bạn sắp trình bày. Việc hiểu rõ những nội dung sắp trình bày sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc truyền đạt thông tin và trả lời câu hỏi của khan giả. Bạn cũng có thể luyện tập nhiều lần trước ngày thuyết trình. Bạn cùng nhóm, hoặc các thành viên trong gia đình là những người luôn sẵn sàng làm khán giả của bạn. Hoặc thậm chí, bạn có thể luyện tập nói trước gương để đảm bảo mọi thứ diễn ra thật suôn sẻ.
Tìm kiếm sự động viên trong khi thuyết trình
Chắc hẵn bạn đã được khuyên rằng người thuyết trình nên tương tác với tất cả khan giả có mặt trong phòng. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện việc thuyết trình, hoặc bạn vẫn chưa thật sự làm quen với hoạt động này, những gương mặt thân quen sẽ cho bạn cảm giác an toàn và giúp bạn giữ bình tĩnh. Hãy nhìn một lượt quanh phòng, sau đó ngưng lại ở những gương mặt thân thiện, bạn thân, hoặc giảng viên của bạn. Trong khi thuyết trình, bất kể khi nào bạn cảm thấy khó để tiếp tục nói, hãy ngưng vài giây, nhìn họ, những người luôn ủng hộ và cỗ vũ cho bạn, thư giãn, và tiếp tục.
Vui vẻ ghi nhận góp ý sau buổi thuyết trình
Sau phần trình bày, bạn hãy tự trấn an bản thân. Có thể bài thuyết trình chưa được hoàn hảo, nhưng bạn đã cố gắng hết sức. Trong trường hợp có một câu hỏi khó mà bạn không thể trả lời, hãy mạnh dạn nhờ sự hỗ trợ từ giáo viên. Bạn đang trong quá trình học tập, việc không trả lời được một câu hỏi nào đó là điều thật bình thường. Ai cũng có thể mắc sai lầm, Hãy sẳn sàng ghi nhận góp ý từ giảng viên và các bạn cùng lớp và xem đó như những cơ hội để bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình tốt hơn trong những lần tiếp theo.
Nói trước công chúng là một kỹ năng cần thiết không chỉ ở trường đại học và còn ở môi trường làm việc trong tương lai của bạn. Tất nhiên, kỹ năng này cần có nhiều thời gian rèn luyện và trau dồi. Vì thế, bạn hãy tận dung khoảng thời gian tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành để lĩnh hội kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng thuyết trình trong mọi hoạt động. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc sau này.
Châu Thị Hồng Thắm
TIPS TO OVERCOME PRESENTATION ANXIETY
Public speaking has been known as a compulsory subject in university as most schools nowadays require students to speak up in front of classmates and teachers to express ideas or give a discussion. It is due to the fact that communication is the backbone of our society that allows us to form connections, influence decisions, and motivate change. Unfortunately, most of us- especially junior students- struggle with presentation anxiety as we don’t like the eyes on us or feel nervous when being in the spotlight. If you find yourself in this situation, don’t worry because the following steps may help.
Before your presentation: Prepare carefully
Nerves are often triggered by surprises. There will always be surprises but you can limit their number and impact by researching your topic thoroughly. Deeply understanding what you are going to present helps you feel more confident in delivering your topic and answering your audience’s questions. It is acceptable to rehearse as many times as you can before the day. Partners in your group or members of your family are those who are always willing to be your audience, or even you can practice in front of a mirror to make sure that everything goes smoothly.
While you’re speaking: Focus on friendly faces
It is clear that a presenter should keep interacting with all audiences in a room. However, if it is the first time you take a presentation before class or you are still not familiar with this activity, friendly faces will help you to keep control. Look around the room, then stop by some of the friendly faces, your well-done partners, or your teacher who always encourages you. During the presentation, whenever you find it hard to continue to talk, hold a second, just look at them, relax and keep moving.
After your presentation: Get feedback in pleasure
After your presentation, give yourself a pat on the back. It may not have been perfect, but you have tried your best. In case there is a difficult question from the audience that you don’t know how to respond to, just ask your teachers for help. You are learning, and it is okay if you cannot answer a question. Everyone makes mistakes. Willing to get commend from your teacher and classmates as an opportunity to improve your skills next time.
Public speaking is a potential skill needed in not only university but also in the future workplace and of course, practicing time is needed to be professional in presentation. Use your time at Nguyen Tat Thanh University to achieve your specialized knowledge and improve your presentation skills in every activity, which helps you a lot in your future job.
By Chau Thi Hong Tham