[Bài viết song ngữ] Tiêu chuẩn vẻ đẹp của phụ nữ quý tộc thời kỳ Heian

Khi nhìn vào hình ảnh của phụ nữ quý tộc thời Heian được khắc họa trên tranh cuộn tạo cho người nhìn cảm giác thân hình của họ rất đầy đặn, khác xa với những gì thường thấy ở phim truyền hình hay điện ảnh. Trên khuôn mặt tròn trịa của cả nam giới lẫn nữ giới, đều có đôi mắt dẹt như đang nhắm lại, và tạo hình mũi giống như chữ “Ku”. Trong kỹ thuật vẽ mặt của dòng tranh Yamatoe, hình dáng mắt và mũi như thế này gọi là “Hikimekagibana”, và chính những đường nét bầu bĩnh nhìn như trẻ con mới là vẻ đẹp thật sự của các mỹ nam, mỹ vương triều Heian. Bài viết đưa ra ba đặc trưng về khuôn mặt, mái tóc và hàm răng đen nhằm thể hiện cho tiêu chuẩn cái đẹp của nữ giới quý tộc đương thời, đây không chỉ là “thước đo” tạo nên vẻ đẹp quyến rũ của họ mà còn là sự khác biệt khó trộn lẫn trong các thời đại lịch sử khác của Nhật Bản. Ngay từ thời cổ đại mái tóc đen của phụ nữ vốn thường được đồng nhất với ngoại hình của họ, theo Cổ Sự Ký và Nhật Bản Thư Kỷ, Thiên hoàng Ojin và Hoàng tử (sau này là Thiên hoàng Nintoku) tình cờ gặp một cô gái xinh đẹp ở nước Hinata[1] và đã gọi tên nàng là “Kaminagahime” bởi vì độ dài mái tóc tượng trưng cho dung mạo ưa nhìn của nàng. Có rất nhiều bài thơ trong Manyoshu từng ca ngơi vẻ đẹp mái tóc, đặc biệt là một mái tóc đen và dài. Thậm chí trước đây ở kinh thành Heijo có nhiều chiếc lược đã được tìm thấy trong giếng nước, người ta cho rằng quý tộc nữ đã sử dụng nước giếng làm gương soi để chải tóc.

絵巻に描かれた平安時代の貴族女性の姿をみてみると、下脹れのふっくらさん、ドラマや 映画から見るイメージと異なることに気づかされる。絵巻に登場する男性も女性も、下脹れの顔に閉じているような細い目、「く」の字に似た鼻を形成している。この目鼻立ちは 倭絵の顔面描写法で「引目鉤鼻」と呼ばれるもので、この童顔ともいえるふくよかな顔立ちこそが「王朝の美男」、「王朝の美女」だったのである。この説明は、3つの特徴を示して、当時の貴族の女性の美しさの基準を表すため、それは 顔、髪やお歯黒である。これらは、誘惑な美しさを生み出す「物差し」だけでなく、日本での歴史時代におく熔けそうもない違いです。

丈なす黒髪の美について、古来から、女性の黒髪は容姿の美しさと同一視されることが多い。たとえば、『古事記』や『日本書紀』によると、応神天皇と皇子(のちの仁徳天皇)が日向の国でめぐりあった見目麗しい女性の名は「髪長媛」といい、髪の長さが彼女の容黒髪美人の登場姿を表象している。『万葉集』には 相変わらず女性の髪の美を詠んだ和歌が多く、黒く長い髪を よく賞賛する。しかも、平城京の井戸の中からは櫛が多く出土し、井戸の水を水鏡にして髪をくしけずったさまが認定される。

 

Kể từ đầu thời kỳ Heian, những kiểu tóc bó không còn phổ biến như trước, thay vào đó mái tóc buông xõa thịnh hành hơn. Người ta yêu thích mái tóc thẳng dày, dài và bóng mượt, ngược lại, một cô gái bị áp đặt là không xinh đẹp khi sở hữu một mái tóc có màu đỏ hoặc bị quăn. Với phụ nữ quý tộc, mái tóc lại càng quan trọng, mỗi ngày họ đều chăm sóc kỹ lưỡng, công việc khó khăn nhất đó là gội đầu, bởi một mái tóc dài tốn rất nhiều thời gian và công sức, với mái tóc nhiều ngày chưa gội, các cô gái phải chải đầu nhiều lần trong ngày để loại bỏ bụi bẩn bám trên tóc ,(平安時代初頭から結髪が流行から遠ざかり、丈長の垂髪が 一般になるようになった。ふさふさとまっすぐで、長く、光沢のある髪が好まれ、赤味がかったり、縮れていたりするだけで不美人の 印象が押されてしまった。貴族女性にとって、髪が とても重要であった、毎日 大切にヘアケアを していた。最も 複雑なのは 髪を 洗ったことで、大変手間がかかったため、洗髪のままならぬ髪についたほこりを取除くために,  一日に何度も髪を梳く)

Trang điểm cũng là một trong những yếu tố cần thiết góp phần nổi bật cho mái tóc đen dài, vào thời kỳ Heian, trong giới quý tộc giàu có, trang điểm bằng bột trắng chế tạo từ khoáng chất du nhập từ đại lục trở thành xu hướng và cả nam lẫn nữ giới quý tộc coi việc trang điểm là chuyện rất bình thường. Xu hướng trang điểm thời này thay đổi từ trang điểm tông màu đỏ đến tô tông trắng với lớp trang điểm tương đối dày. (長い黒髪を引立てるには顔の化粧も必須の一つであるが、平安時代においては、富裕な貴族たちの中で渡来の鉱物性の白粉を用いて化粧を施すことが流行していた、平安貴族は男女とも化粧をするのが普通であった。この時代の化粧は赤化粧から白化粧へ白塗りで、かなりの厚化粧であった)

Thời kỳ Heian người ta gọi trang điểm khuôn mặt là “Kaozukuri” (nghĩa là tạo hình khuôn mặt) với đặc trưng là tô phấn trắng, má hồng đậm, vẽ lông mày cao và răng nhuộm đen. Sau khi thức dậy và đi tắm, các cô gái chải gọn gàng mái tóc, và bắt tay vào trang điểm ngay sau đó, nếu để cho người khác nhìn thấy khuôn mặt khi chưa trang điểm của mình, họ xem đó là điều xấu hổ. Chải thẳng mái tóc và trang điểm là sở thích cá nhân họ phải thực hiện ngay sau khi thức dậy. (化粧を施すことを平安時代は「顔づくり」といい、白粉を塗り、紅をさし、引眉を引き、歯黒めがなされた。「顔づくり」は起床して沫浴ののち、髪を整えると、すぐさまとりかかられたので、女性は朝の寝起きの顔を人にみられることを恥と考えていた。長い髪をとかし、化粧を施すことは、起床後ただちに行わなければならない身嗜みであった).

Có hai loại nguyên liệu để làm phấn trắng, đó là từ thực vật và khoảng vật, từ thực vật gồm bột gạo, bột mì, bột hoàng tinh,… và bột trắng làm từ khoáng vật được nhu nhập từ Trung Quốc vào trước thời kỳ Heian, nhưng đến thời Heian mới được sử dụng phổ biến. Trong đó, có phấn trắng Hafuni và phấn trắng Haraya, phấn Hafuni được chế tạo bằng cách hấp chì trong giấm, còn phấn Haraya chế tạo bằng cách trộn muối vào chu sa, một hợp chất thủy ngân, rồi hấp hỗn hợp này lên. Sau khi hấp xong, khi muốn sử dụng thì hòa tan trong nước và tô lên da. (原料には植物性のものと鉱物性のものとがあり、植物性のものは米粉·麦粉·葛粉の類で、鉱物性の白粉は平安時代以前に中国からもたらされていたが平安時代になって使用されるようになった。鉱物性のものには 鉛を酢で蒸して 生じた白粉「ハフニ」と、水銀化合物である辰砂に塩を混合して蒸して生じた白粉「ハラヤ」があった。蒸した後、使いたいとき、水で溶いて肌に塗る).

So với loại phấn trang điểm từ thực vật, phấn Hanifu có khả năng che phủ lâu và làm bật tông da cực kỳ tốt, nên phụ nữ rất hài lòng và thường xuyên sử dụng. Ngoài màu trắng, màu đỏ thẫm cũng nhấn nhá thêm cho lớp trang điểm trắng như mặt nạ Noh của nữ giới. Người ta ép chất nhầy từ cánh hoa rum để tạo màu đỏ thẫm, dùng để bôi lên má và môi. Ngoài màu đỏ thẫm khiến cho lớp trang điểm trắng nổi bật, thì nhổ lông mày gọi là “Hikimayu” (cạo phần lông mày tự nhiên đi, sử dụng bút lông vẽ lại lông mày mỏng cao hơn lông mày cũ). (この白粉は、植物性のものと比べると「ハフニ」が格段に延びが良く光沢もあったので、大変喜ばれて使用される結果となった。能面のような白化粧にアクセントを加えるのは、紅である。紅は紅花の花弁を絞った汁で、類紅とロ紅とがあった。さらに、白化粧を際立たせるものとして、紅のほかに「引眉」が行われた。 (眉毛を剃ったあとや薄い眉毛の上に、墨などで描いた眉).

Dưới thời Heian, phụ nữ đến tuổi trưởng thành sẽ nhổ đi toàn bộ lông mày của mình, và được vẽ lại lông mày nhân tạo bằng bút lông. Để làm mực người ta nhào muội đèn, thân cây lau gai đã cháy đen hoặc đốm than trên lúa mì trong dầu mè. Họ nâng vị trí của lông mày lên cao, tạo sự cân bằng phù hợp giữa mắt và lông mày. Chính đôi lông mày dày tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ khuôn mặt chỉ toàn lớp trang điểm trắng. (平安時代の女性は成人すると生来の眉をすべて 抜いて、眉墨で 人工的に眉を引く「引眉」を施した。 眉墨には油煙や麻幹の黒焼、麦の黒穂などを胡麻の油で練った捏墨が用いられていた。眉の位置を上昇させることで 目と眉のあいだに程よいバランスを生み出し、顔全体のアクセントとなる太い眉は、かなり平面的な白化粧には効果的であった)

Bên cạnh đó, tục nhuộm răng đen cũng được thực hiện cùng lúc với phong tục nhổ lông mày. Để làm thuốc nhuộm răng, người ta nung sắt sau đó đổ thêm giấm hoặc rượu vào đến khi thanh sắt chuyển màu nâu, sau khi đánh răng, dùng bàn chải lông chải đều lên hàm răng một cách tỉ mỉ. Tục nhuộm răng đen kéo dài đến thời kỳ Minh Trị. Sau khi chính phủ quyết định bãi bỏ tục nhổ lông mày, từ quý tộc đến thường dân cũng không còn xuất hiện nữa. Nhuộm đen răng là một trong những phương pháp ngăn ngừa sâu răng hơn là trang điểm. Việc trang điểm lúc bấy giờ không phải là cách thức thể hiện cá tính riêng, ai cũng vẽ mắt dẹt , lông mày dày trên khuôn mặt tròn trịa nhằm hướng đến vẻ đẹp chung của nam giới và nữ giới, và đây  là trào lưu tạo hình khuôn mặt lúc ấy. Định nghĩa về mỹ nam và mỹ nữ thay đổi theo thời gian, phương pháp trang điểm cũng thay đổi theo, nhưng có lẽ trong văn hóa của thời đại Heian trang điểm tông trắng để tăng sự nổi bật cho khuôn mặt là phù hợp nhất. (歯黒めは歯を黒く染めることで、引眉と同じく成人すると同時に行われた。歯を 黒くするものは 鉄片を加熱して酢または酒を加えて褐色になるまで つくられ、歯磨のあと丹念に羽の筆でつけられた。歯黒めの習慣は 明治維新まで続いた。引眉の廃止が発表されてからは公家,一般 庶民に至るまで行われなくなった。歯黒めは化粧としてよりも、むしろ虫歯予防として広く行われた習慣であった。当時の化粧は、個性を 表す手段ではなく、誰もが下脹くれのポッチャリ顔に細い目、太い眉を描き、画一的な美男,美女を目指す、まさしく 「顔づくり」であったようだ。美男,美女の定義が、年々変化するように、化粧法も変化を遂げたが、平安時代の 文化では 顔を際立たせる白化粧が最も適していた)

Ths.Trần Thị Huệ

Call Now