Tết Thanh minh của Trung Quốc bắt đầu vào khoảng thời nhà Chu, đã có hơn 2500 năm lịch sử. Tiết Thanh minh là một tiết khí rất quan trọng, khi Tết Thanh minh đến, nhiệt độ tăng cao, đây là thời gian thích hợp cho việc trồng trọt vào mùa xuân, người xưa có câu “Trước Tết Thanh minh thì trồng dưa và đậu”. Ngạn ngữ nghề nông: “Trồng cây gây rừng, không quá Thanh minh”. Sau này, do Tết Thanh minh và Hàn thực gần nhau, mà Tết Hàn thực là ngày tảo mộ và cấm đốt lửa, dần dần Hàn thực và Thanh minh hợp lại làm một, Hàn thực trở thành một tên gọi khác của Tết Thanh minh, cũng trở thành một tập tục trong ngày Tết Thanh minh, trong ngày Thanh minh không được dùng pháo hoa, chỉ ăn đồ ăn nguội.
Có một truyền thuyết về ngày Tết Thanh minh:
Tương truyền vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, phi tử Ly Cơ của Tấn Hiến Công vì muốn con trai của mình là Tề Hề kế thừa ngôi vua, nên bỏ thuốc độc mưu hại Thái tử Thân Sinh, Thân Sinh bị ép phải tự sát. Em trai của Thân Sinh là Trùng Nhĩ, vì để tránh tai họa nên lưu vong đến một nơi khác. Trong thời gian lưu vong Trùng Nhĩ phải chịu đựng sự áp bức và lăng nhục. Thì ra hầu hết những hạ thần bỏ trốn cùng ông lần lượt đều đi theo con đường riêng của họ. Chỉ còn những hạ thần trung thành đi theo ông. Trong đó có một người tên Giới Tử Thôi. Có một lần, Trùng Nhĩ ngất xỉu vì đói, Giới Tử Thôi vì để cứu Trọng Nhĩ nên đã cắt một miếng thịt ở chân mình rồi nấu cho Trùng Nhĩ ăn. 19 năm sau, Trùng Nhĩ về nước và trở thành vua, ông là Tấn Văn Công, một trong năm vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu.
Sau khi Tấn Văn Công lên ngôi, ông ban thưởng cho những hạ thần trung thành với mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi, nhưng Giới Tử Thôi không cầu danh lợi mà ở ẩn trên núi Miên Sơn. Một số người ở trước mặt Tấn Văn Công phàn này thay cho Giới Tử Thôi. Tấn Văn Công chợt nhớ lại chuyện cũ, trong lòng cảm thấy hổ thẹn. Ông nhiều lần cho người đến mời Giới Tử thôi nhưng đều không có kết quả. Có người nảy ra sáng kiến đốt lửa lên núi, đốt ba phía chừa một phía và Giới Tử Thôi sẽ tự mình xông ra khi ngọn lửa cháy bùng lên. Tấn Văn Công ra lệnh đốt núi, không ngờ lửa cháy ba ngày ba đêm đến lúc lửa tắt vẫn không thấy Giới Tử Thôi ra ngoài. Khi họ lên núi lại thì thấy Giới Tử Thôi và mẹ đã chết trên cây liễu cháy. Tấn Văn Công nhìn thi thể của Giới Tử Thôi khóc một lúc, sau đó cho người chôn cất Giới Tử Thôi và mẹ của ông dưới gốc cây liễu cháy. Để tưởng niệm Giới Tử Thôi, ông cho xây đền thờ trên núi và lấy ngày đốt núi làm ngày Hàn Thực, thông báo với cả nước cấm pháo hoa vào ngày này và chỉ ăn thức ăn nguội.
Vào năm thứ hai, Tấn Văn Công mặc đồ tang, đi bộ lên núi, bày tỏ lòng thương tiếc. Khi đến trước ngôi mộ, chỉ thấy cây liễu già đã chết sống lại, cành lá xanh rì đang đung đưa trong gió. Tấn Văn Công nhìn cây liễu già sống lại giống như đang nhìn thấy Giới Tử Thôi. Ông bước đến gần một cách kính trọng, nâng niu ngắt một cành cây, đan thành vòng tròn rồi đội lên đầu. Sau khi cúng mộ, Tấn Văn Công đã đặt lên cho cây liễu già là “Thanh minh liễu”, và chỉ định ngày này là ngày Tết Thanh minh.
Tết Thanh minh còn được biết đến với tên gọi Hội Đạp thanh, Tết Hành thanh, Tết tháng ba, lễ Tế tổ,… đây là lễ hội truyền thống mùa xuân trang trọng của người dân Trung Quốc. Đây là truyền thống văn hóa thể hiện sự đạo hiếu, kính trọng tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu thảo. Tết Thanh minh có nhiều phong tục, do văn hóa địa phương khác nhau nên mỗi nơi trong nước có sự khác nhau về nội dung và chi tiết, phong tục mỗi nơi mặc dù không giống nhau, nhưng tảo mộ, đạp thanh là những tục lệ cơ bản chung. Ở miền bắc, người dân chỉ ăn thức ăn nguội đã làm sẵn trước đó như bánh táo, bánh mì; ở miền nam chủ yếu là bánh bột nếp và bánh nếp nhồi củ sen. Mỗi dịp Thanh minh, mọi người thường đan cành liễu thành một vòng tròn rồi đội lên đầu, đặt cành liễu ở trước và sau nhà để tưởng nhớ. Tết Thanh minh vừa là ngày trang nghiêm để tảo mộ, vừa là ngày lễ vui vẻ để mọi người gần gũi với thiên nhiên, chơi đùa du ngoạn, hưởng thụ niềm vui ngày xuân.
传统的清明节
传统的清明节大约始于周代,已有二千五百多年的历史。清明最开始是一个很重要的节气,清明一到,气温升高,正是春耕春种的大好时节,故有“清明前后,种瓜种豆”。“植树造林,莫过清明”的农谚。后来,由于清明与寒食的日子接近,而寒食是民间禁火扫墓的日子,渐渐的,寒食与清明就合二为一了,而寒食既成为清明的别称,也变成为清明时节的一个习俗,清明之日不动烟火,只吃凉的食品。
关于清明节,有这样一个传说:
相传春秋战国时代,晋献公的妃子骊姬为了让自己的儿子奚齐继位,就设毒计谋害太子申生,申生被逼自杀。申生的弟弟重耳,为了躲避祸害,流亡出走。在流亡期间,重耳受尽了屈辱。原来跟着他一道出奔的臣子,大多陆陆续续地各奔出路去了。只剩下少数几个忠心耿耿的人,一直追随着他。其中一人叫介子推。有一次,重耳饿晕了过去。介子推为了救重耳,从自己腿上割下了一块肉,用火烤熟了就送给重耳吃。十九年后,重耳回国做了君主,就是著名春秋五霸之一晋文公。
晋文公执政后,对那些和他同甘共苦的臣子大加封赏,唯独忘了介子推,但介子推不崇尚名利,隐居绵山。有人在晋文公面前为介子推叫屈。晋文公猛然忆起旧事,心中有愧,马上差人去请介子推上朝受赏封官。可是,差人去了几趟,介子推不来。有人出了个主意说,不如放火烧山,三面点火,留下一方,大火起时介子推会自己走出来的。晋文公乃下令举火烧山,孰料大火烧了三天三夜,大火熄灭后,终究不见介子推出来。上山一看,介子推母子俩抱着一棵烧焦的大柳树已经死了。晋文公望着介子推的尸体哭拜一阵,然后把介子推和他的母亲分别安葬在那棵烧焦的大柳树下。为了纪念介子推,在山上建立祠堂,把放火烧山的这一天定为寒食节,晓谕全国,每年这天禁忌烟火,只吃寒食。
然后把介子推和他的母亲分别安葬在那棵烧焦的大柳树下. 在山上建立祠堂,并把放火烧山的这一天定为寒食节,晓谕全国,每年这天禁忌烟火,只吃寒食。第二年,晋文公领着群臣,素服徒步登山祭奠,表示哀悼。行至坟前,只见那棵老柳树死树复活,绿枝千条,随风飘舞。晋文公望着复活的老柳树,像看见了介子推一样。他敬重地走到跟前,珍爱地掐了一下枝,编了一个圈儿戴在头上。祭扫后,晋文公把复活的老柳树赐名为“清明柳”,又把这天定为清明节。
清明节又称踏青节、行清节、三月节、祭祖节等,是中华民族传统隆重盛大的春祭节日,属于慎终追远、礼敬祖先、弘扬孝道的一种文化传统节日。清明节习俗甚多,全国各地因地域文化不同而又存在着习俗内容上或细节上的差异,各地习俗虽不尽相同,但扫墓祭祖、踏青是共同基本礼俗主题。在北方,老百姓只吃事先做好的冷食如枣饼、麦糕等;在南方,则多为青团和糯米糖藕。每届清明,人们把柳条编成圈儿戴在头上,把柳条枝插在房前屋后,以示怀念。清明节既是一个扫墓祭祖的肃穆日子,也是人们亲近自然、踏青游玩、享受春天乐趣的欢乐节日。
Ths. Trần Thị Hải Yến