1. Cải thiện phát âm
Đây là điều đầu tiên mà các bạn cần phải làm. Nhận biết âm một cách chính xác sẽ giúp bạn nghe được âm đó.
Nếu bạn có thể phát âm chuẩn từ “environment” có nghĩa bạn có thể ngay lập tức nhận ra từ này bao gồm những âm nào, trọng âm ở đâu, ngữ điệu như thế nào khi nghe từ đó.
Tuy nhiên để học phát âm từng âm một thì sẽ chắc chắn rất chán, và chúng ta hoàn toàn có thế thay đổi cách học của mình bằng “PHƯƠNG PHÁP SHADOWING”.
Khi xem phim, nghe đài, xem Youtube,… các bạn hãy để ý người bản xứ họ phát âm như thế nào, họ chuyển động miệng và môi ra sao, sau đó bắt chước lại y hệt cách mà họ phát âm. Liên tục luyện đi luyện lại nhiều lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì tốc độ cải thiện của mình đó.
2. Nghe mọi lúc mọi nơi
Để cải thiện kỹ năng nghe, chắc chắn bạn sẽ phải nghe nhiều, nghe chủ động, nghe bị động, mọi lúc, mọi nơi.
Bạn có thể nghe thông qua news, podcasts, bài hát, audiobooks,… Bạn hãy để tai mình “ngập” trong tiếng Anh. Đây được gọi là “passive listening” – nghe bị động, và cách này có ít nhất hai lợi ích:
– Giúp tai bạn làm quen với sound – âm, stress – trọng âm, intonation – ngữ điệu. Khi tai bạn đã quen thì chắc chắn kỹ năng nghe của bạn sẽ được cải thiện.
– Giúp bạn xây dựng vốn từ vựng. Nghe càng nhiều thì bạn càng biết được nhiều từ hơn. Biết càng nhiều, hiểu càng nhiều, và trình nghe sẽ tăng lên
Hãy bắt đầu nghe những nội dung mà bạn thích, sau đó, bạn có thể chuyển sang nhiều topic khác nhau.
Bạn cũng nên đọc nhiều tài liệu khác nhau để mở rộng input – đầu vào, cũng là kiến thức nền – background knowledge, việc này sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng nghe.
Tạo thói quen luyện nghe tiếng Anh hàng ngày. Nên nhớ rằng tai bạn cần thời gian để làm quen và ngấm, và “practice makes perfect”.
3. Xem phim với phụ đề tiếng Anh
Vì sao nên xem phim nói tiếng Anh?
Nếu như phải lựa chọn giữa sách, băng nghe, và phim ảnh thì bạn sẽ chọn gì? Chắc chắn là phim phải không nào bởi vì phim thú vị hơn rất nhiều.
Khi bạn thích điều gì đó, và thực sự tập trung vào nó thì khả năng nghe cũng sẽ cải thiện hơn.
Có rất nhiều bộ phim lấy bối cảnh từ trong đời sống vì vậy ngôn ngữ trong phim cũng là ngôn ngữ đời thường, tự nhiên hơn so với trong sách vở.
Xem phim sẽ giúp bạn học các bạn học từ vựng, ngữ pháp và phát âm một cách tốt hơn (tất cả những cái này được gọi là input).
Và mình cũng muốn nhấn mạnh rằng xem phim sẽ giúp bạn cải thiện phát âm của mình rất nhiều, vì phát âm rất quan trọng khi nghe bởi vì nó sẽ quyết định xem bạn có nhận ra được âm hay không.
Vì sao nên xem với phụ đề tiếng Anh?
Khi đọc từ và đồng thời nghe từ đó được phát âm sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe – hiểu. Nếu như bạn bị miss mất một thông tin, bạn chỉ cần dừng và tua lại. Phụ đề cũng sẽ giúp bạn đọc theo phim, nhưng đừng phụ thuộc quá vào sub vì bạn vẫn đang luyện kỹ năng nghe hiểu, không phải đọc hiểu.
Nếu bạn không thích xem phim, thì hoàn toàn có thể xem show truyền hình bằng tiếng Anh. Những người ở level mới bắt đầu nên chọn chương trình thiếu nhi để xem. Ngôn ngữ cho trẻ em thì rất đơn giản và được trình bày màu mè và nhiều tranh ảnh. Bạn có thể dễ dàng nghe và hình dung với tranh ảnh, và điều này cũng giúp bạn tăng khả năng nghe rất nhiều.
Một số show tiếng Anh mà các bạn có thể tham khảo:
“Friends, How I met your mother, The Ellen DeGeneres Show, TED”
4. Luyện Nói
Hai cách trên được gọi là “passive listening” – nghe bị động. Và chúng ta cũng sẽ phải nghe chủ động bằng cách nghe và phản ứng lại với những gì mình vừa nghe.
Nghe và nói cùng một lúc sẽ giúp bạn luyện tập phản xạ tốt hơn thông qua những cuộc đối thoại, và nó cũng sẽ thú vị hơn so với việc nghe bị động.
Khi nghe, bạn có thể đoán xem đối phương chuẩn bị nói gì, phân tích, tổng hợp dựa trên những thông tin được đưa ra trước đó. Đây cũng được xem là những chiến lược hiệu quả để cải thiện kỹ năng nghe.
Nghe và nói luôn đi cùng với nhau. Nếu như có thể nói một từ thì bạn có thể nghe nó một cách rõ ràng, và điều này luôn đúng. Và nếu bạn có cơ hội nói chuyện với người bản xứ thì ban có thể học tiếng Anh chuẩn từ họ.
Tìm người bản xứ để luyện nói ở đâu?
Các bạn có thể tham khảo một số trang web sau nhé.
– mylanguageexchange.com
– conversationexchange.com
– www.language-exchanges.org
– www.speaky.com
– www.interpals.net
5. Luyện nghe Sâu
DEEP LISTENING – Nghe sâu là gì?
Có nghĩa là bạn nghe đi nghe lại một nội dung một cách chủ động. Ngôn ngữ được xây dựng trên nền tảng nhận thức và thói quen. Việc này có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ về từ vựng, các cụm từ, cấu trúc và phát âm.
Làm thế nào để chọn tài liệu nghe phù hợp với mình?
Bước 1: Chọn nội dung mà bạn yêu thích
Bước 2: Chọn nội dung mà không quá phức tạp, nên chọn nội dung bạn có thể nghe được tầm 70% trở lên.
Đây là những phương pháp mình đã từng thử qua và trải nghiệm nên mới dám chia sẻ cho các bạn, chứ không phải là lý thuyết suông hay đi sưu tầm trên mạng, nên các bạn có thể yên tâm tham khảo, và đừng quên đọc xong thì thực hành nhé!
Đỗ Quốc Khánh