Thông tin sinh viên dịch bài:
Họ và tên: Vòng Ngọc Minh
Lớp: 19DTT1D
NHỮNG TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
Tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong dịp tết này, người dân Việt Nam thường tổ chức các hoạt động phong tục truyền thống để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Lúc này, những người thân ở xa quê cũng về nhà để sum họp gia đình, thăm hỏi bạn bè người thân, phát lì xì và tổ chức các nghi thức cúng bái, cầu nguyện.
Ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp âm lịch hằng năm, nhà nhà đều dọn dẹp phần mộ tổ tiên, dâng trái cây và hoa tươi lên trước phần mộ, thỉnh linh hồn tổ tiên cùng về ăn tết. Đây là một tập tục rất phổ biến, thể hiện sự hiếu thuận và tôn kính của con cháu đối với những người đi trước và người thân đã mất, đồng thời cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.
Ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm, Ông Táo về trời báo cáo tất cả tình hình ở thế gian cho Ngọc hoàng. Trong ngày này, mọi người trong nhà đều bận rộn quét dọn vệ sinh, chỉnh trang nhà bếp, chuẩn bị mâm cơm để dâng lên bàn thờ Ông Táo, trong đó không thể thiếu những thứ cần thiết để Ông Táo về trời, bao gồm quần áo, nón, giày và ba con cá chép. Nghi thức thờ cúng Ông Táo còn thể hiện cho sự đầm ấm hạnh phúc của gia đình.
Gói bánh chưng ngày tết là tập tục truyền thống của người dân Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay, thể hiện nét đẹp của văn hóa nông nghiệp lúa nước. Dịp tết mỗi năm, mọi gia đình đều gói bánh chưng ăn tết, đồng thời dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong quan niệm của người Việt Nam, bánh chưng bánh dày còn thể hiện được sự hòa hợp giữa trời và đất, thể hiện mong ước của mỗi người, mỗi gia đình sẽ được giàu có, mạnh khỏe và hạnh phúc trong suốt cả năm.
Anh Đinh Thanh Tú – một người dân Hà Nội cho biết: “mỗi dịp tết đến, đám trẻ nhỏ đều rất hưng phấn chờ được xem gói bánh chưng, nấu bánh chưng. Đây cũng là lúc cả gia đình sum họp lại với nhau. Mỗi đứa trẻ Việt Nam sau khi lớn lên đều không thể nào quên được cảnh tượng gói bánh chưng ngày tết. Cảnh tượng này luôn luôn khắc sâu trong tim của mỗi đứa trẻ, để chúng nó sau khi đã trưởng thành vẫn tiếp tục kế thừa truyền thống của những người đi trước. Trên thế giới không có một dân tộc nào cúng bánh chưng ngày tết đặc biệt như ở Việt Nam. Trong những ngày tết, bánh chưng còn được dùng làm quà biếu, làm món ăn đãi khách, mọi người cùng nhau thưởng thức để cầu mong những điều may mắn.”
Hoa tươi là một thứ mà trong ngày tết mọi nhà đều không thể thiếu, hoa tươi nở rộ tỏa hương khắp nơi có ý nghĩa gia chủ sẽ có một cái tết tràn trề sức sống và đầy niềm vui. Ở miền Bắc Việt Nam, mọi người thường chọn mua những cành đào hồng về cắm trên bàn thờ, hoặc sẽ chọn những cây quýt vàng. Bởi vì hoa đào là tượng trưng cho sự may mắn và những trái quýt vàng càng nhiều thì trong năm mới gia chủ sẽ càng có nhiều phúc lộc. Còn ở miền Trung và miền Nam, người dân thường thích chọn mua những cây mai vàng tượng trưng cho sự cao quý và thành công.
Anh Trần Phi Công – chủ nhân của vườn hoa lan Hoàng Vũ ở tỉnh Nam Định cho biết: “ngày xưa, người Việt Nam có một câu tục ngữ “Hoàng đế thưởng lan, quan viên phẩm trà”. Khi thưởng hoa thì đầu tiên phải thưởng thức hương thơm, sau đó thưởng thức màu sắc của bông hoa. Cho nên thưởng hoa cũng có liên quan đến văn hóa. Văn hóa ở đây ý nói loại hoa này là kết tinh của những điều tốt đẹp trong trời và đất, hiến dâng cho con người mùi hương và sức quyến rũ tuyệt diệu. Hoa lan đem đến cho con người sự vui vẻ và niềm hy vọng.
Chúc tết năm mới không chỉ là một truyền thống thông thường mà còn là một nét văn hóa đẹp của truyền thống ngày tết. Những ngày đầu năm mới, mọi người đều chúc tết người thân, họ hàng và bạn bè. Con cháu trong nhà chúc tết người lớn, người lớn lì xì cho con cháu. Tiền lì xì mang ý nghĩa chúc con cháu năm mới may mắn và đạt được nhiều thành công.
Đầu năm, người dân có thói quen đi chùa bái Phật, cầu mong năm mới với nhiều điều may mắn và hạnh phúc, đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính với Phật Tổ và tổ tiên. Phong tục dựng cây nêu ngày tết được xem là một nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Người dân thường bắt đầu dựng cây nêu vào ngày 23 tháng chạp cho đến ngày mùng 7 tháng giêng mới gỡ xuống.
Nhà nghiên cứu văn hóa – tiến sĩ Trần Đoàn Lâm cho biết: “mọi thôn làng ở Việt Nam đều vẫn giữ được phong tục dựng cây nêu ngày tết. Bởi vì phong tục này là tượng trưng cho sức sống của vạn vật và trời đất. Tổ tiên thấy được cây nêu có nghĩa là nhìn thấy sự bình an, và cũng sẽ được cây nêu dẫn đường để về nhà sum họp cùng gia đình đón năm mới. Cây nêu chính là một cành trúc, trên đỉnh có treo các loại lá xương rồng, lá đa, lá khóm dùng để trừ tà, ngoài ra còn đan một chiếc giỏ nhỏ bằng mây tre để đựng tiền và bùa hộ mệnh, một vài lát vàng bạc và cá chép bằng giấy mang ý nghĩa Ông Táo cưỡi cá chép, dùng tràng pháo cùng các loại bùa hộ mệnh để tiễn ông về trời. Tùy vào mỗi địa phương mà những đồ vật treo trên cây nêu sẽ không giống nhau.”
Tết truyền thống là khởi đầu của một năm mới, nên ai ai cũng đều mong muốn gặp nhiều may mắn và hạnh phúc, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió. Những phong tục của ngày tết truyền thống đã có từ lâu đời, để lại những ấn tượng sâu đậm ăn sâu trong lòng và trong máu thịt mỗi người con Việt Nam, đồng thời còn là một nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: https://zh.vietnamplus.vn/民族传统春节习俗/135087.vnp
越南民族传统春节习俗
传统春节是越南最重要的节日。传统春节期间,越南人民举行多项传统风俗活动,祈求新年平安、幸运、安康、兴旺。这个时候,远离家乡的亲人也回家团聚,探亲访友,派红包和举行祈求仪式。
每年农历腊月23至30,家家户户都要祭扫祖坟。把水果鲜花献到祖先坟前,请祖先灵魂回家过年。这是一种普遍习俗,体现了后人对前辈和逝者的孝顺和尊敬,同时也体现越南民族的饮水思源道理。
每年农历腊月23,灶王升天向玉皇汇报世间的所有情况。这一天,全家人都忙着打扫卫生、清理厨房,做好饭摆上灶王祭台,其中不能少了灶王升天所需的物事,包括灶王的衣服、帽子、鞋和三条鲤鱼。灶王祭祀仪式也显示了家庭的温暖幸福。
春节包粽子是越南民族的传统习俗,从古代流传到现在,体现了稻作文化的美。每年春节,家家户户都包粽子过年,并摆上祖先祭台。在越南人的观念中,粽子和糍粑还体现天地融合,体现每个人、每个家庭对全年富足、安康、幸福的渴望。
河内市民丁青秀表示:“每逢春节,孩子们都兴奋地等着看包粽子、煮粽子。这也是全家团聚的时候。每一名越南儿童长大后都不会忘记春节包粽子的情景。这个情景一直刻在每一名儿童的心中,让他们长大后继承前辈的传统。世界上没有哪个民族在过年时像越南一样用粽子祭祀。春节期间,粽子还被当做礼物和待客美食,宾主共享,以此求得新年好运。”
鲜花是家家户户在传统春节期间不可缺少的东西,鲜花盛开芳香四溢意味着家主将有一个充满活力和快乐的春节。在越南北部,大家经常选购红润的桃花枝放在祭台上,或金橘树。因为桃花是幸运的象征,而金橘果子越多家主来年就福禄越多。在越南中部和南部,大家喜欢选购象征高贵和成功的黄梅。
越南北部南定省黄武兰花园的主人陈菲公说:“昔日,越南人有一句俗语,皇帝赏兰,官员品茶。赏花第一赏香,第二赏色。所以赏花要与文化相结合。这里的文化是说这种花在天与地中取精用弘,向人类献上绝妙的香味和魅力。兰花给我们带来欢乐和希望。”
新年祝福不仅是传统而且还是传统春节的文化美。在新年头几天,大家向家人、亲属和好友致以新年祝贺。家里的晚辈向长辈拜年,长辈要向晚辈派压岁钱。压岁钱就是祝子孙新年幸运和取得更多成功。
新年之初,大家习惯进寺拜佛,祈求新年幸运和幸福,同时也表达对佛祖和祖先的尊敬。春节立迎春竿被视为越南人民虔灵生活的文化美。越南人在腊月23立迎春竿直至元月初七才拆下来。
文化研究家陈团林博士说:“越南各个村庄都保留着立迎春竿的习俗。因为迎春竿是宇宙和天地生命力的象征。祖先看到迎春竿就意味着看到平安之地,而祖先将由迎春竿引导,回家与子孙后代团聚过年。迎春竿是一根竹竿,人们常在竹竿顶端挂仙人掌叶,榕树叶,菠萝叶等,用以驱鬼,此外还有用竹藤编织并放有金钱和护身符的一个小篮子、几片金磬和纸鲤鱼,意思是让灶王使用鲤鱼、鞭炮及其它护身符升天。迎春竿上挂的东西,不同的地方会有不同。”
传统春节是新年的开始,所以人人都希望有更多幸运幸福,一帆风顺。传统春节习俗历史悠久,并深深烙印在每个越南人的血肉和心中,同时也是越南民族美好的文化。