「目上(めうえ)」と「目下(めした)」Người bề trên và người dưới
Tiếng Nhật có phân biệt sử dụng kiểu lịch sự và kiểu thông thường trong văn nói, tùy theo mối quan hệ giữa người nói và người nghe (người bề trên hay người dưới, người thân quen hay người không quen biết, v.v.). Vậy, người thế nào thì được xếp vào vị trí người bề trên, người thế nào được coi là người dưới? Có các yếu tố như sau. 日本語には丁寧体と普通体というスタイルの区別があり、目上か目下か、親しい人同士か知らない人同士かなど、話し手と聞き手の人 間関係によって使い分けられます。では、どんな人が「目上」で、どんな人が「目下」として位置づけられるのでしょうか。これには、次のような要因があります。
年齢(ねんれい) Tuổi tác
Nhìn chung, khi những người ở độ tuổi khác nhau nói chuyện với nhau, người lớn tuổi hơn ở vị trí “người bề trên”, người ít tuổi hơn ở vị trí “người dưới”. Sự khác biệt về tuổi tác là yếu tố khá quan trọng trong việc phân biệt sử dụng hình thức diễn đạt. Vì vây, ở Nhật Bản, thỉnh thoảng người nước ngoài sẽ được hỏi tuổi, và không ít người cảm thấy bị “xâm phạm quyền riêng tư”. Khi đã đi làm, sự phân biệt trên dưới theo tuổi tác giữa những người cùng lứa tuổi không quá nghiêm ngặt. Mối quan hệ càng thân thiết, sự phân biệt trên dưới theo tuổi tác dần dần sẽ mất đi.
一般的に、年齢が違う人同士が話すとき、年齢が上の人が「目上」、年齢が下の人が「目 下」の立場になります。年齢の違いは、スタイルを使い分ける上でかなり大切な要素です。 そのため、日本では年齢を聞かれる機会がときどきあり、外国から来た人にとっては「プライ バシーの侵害」と感じることも少なくないようです。年齢による目上-目下の区別は、社会 人になれば、同年代の間柄であればそれほど厳密でなくなります。また、お互いの関係が親 しくなればなるほど、年齢による目上-目下の区別はなくなってきます。
先輩(せんぱい)-後輩(こうはい) Tiền bối – Hậu bối
Trong một tổ chức, người vào trước là senpai (tiền bối), người vào sau là koohai (hậu bối). Nếu là học sinh, sinh viên, thông thường tiền bối là người lớn tuổi hơn. Tuy nhiên trong các tổ chức như công ty, cũng có trường hợp hậu bối lớn tuổi hơn, tiền bối ít tuổi hơn. Cũng tùy thuộc vào khoảng cách tuổi tác là bao nhiêu, nhưng nhìn chung mối quan hệ tiền bối – hậu bối được ưu tiên hơn so với mối quan hệ trên dưới về tuổi tác.
ある組織に、より古くからいる人が「先輩」、より新しく入っ てきた人が「後輩」です。学生であれば、たいてい先輩=年齢が 上ということになりますが、会社など社会人の組織などでは、後 輩のほうが年上で先輩のほうが年下という場合もあります。どの ぐらいの年齢差があるかなどにもよりますが、一般的には年齢の 上下よりも先輩後輩の関係のほうが優先されます。
地(ち) 位(い)の上下(じょうげ) Quan hệ trên dưới theo địa vị
Trong trường hợp có quan hệ trên dưới rõ ràng theo địa vị như cấp trên và cấp dưới, giáo viên và học sinh, mối quan hệ đó sẽ được phản ánh qua cách phân biệt người trên và người dưới. Ví dụ, ở công ty, khi chức vụ được phân cấp từng bậc như giám đốc > trưởng phòng > trưởng bộ phận > người phụ trách chính > nhân viên bình thường, người có vị trí chức vụ càng cao sẽ được coi là người bề trên.
上司と部下、先生と学生など、明確に地位の上下がある場合には、それ が目上と目下の区別に反映されます。例えば、会社の中で、社長>部長>課 長>主任>一般社員など、役職が段階的になっている場合には、役職の地位 が高い人ほど目上に位置づけられます。
客(きゃく)と店(てん) 員(いん) Khách hàng và nhân viên bán hàng
Ở Nhật Bản, tại các cửa hàng hay các địa điểm kinh doanh, bất kể tuổi tác, khách hàng nói chung được đối xử như người bề trên so với nhân viên bán hàng. Đối với khách hàng, nhân viên bán hàng không chỉ nói chuyện bằng kiểu lịch sự, mà còn thường sử dụng kính ngữ. 日本では、店やビジネスの場などでは、年齢は関係なく、客は店員から最も「目上」として 扱われるのが一般的です。店員は客に対して、丁寧体で話すだけではなく、敬語を使うのが普 通です。