[Bài viết song ngữ] CHUSEOK – TẾT TRUNG THU CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Tết Trung thu (Chuseok – 추석) là một trong ba dịp lễ lớn của Hàn Quốc, bên cạnh Tết Nguyên đán (Seollal – 설날) và Tết Đoan ngọ (Dano – 단오). Nếu ở Việt Nam tết Trung thu chỉ là ngày lễ dành cho thiếu nhi và mọi người vẫn phải đi học, đi làm như mọi ngày thì ở Hàn Quốc đây được xem là ngày nghỉ lễ chính thức trong năm. Vào dịp lễ này, người dân Hàn Quốc được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 âm lịch) để có thời gian nghỉ ngơi và quây quần cùng gia đình để chuẩn bị cho một mùa Trung thu hạnh phúc, đủ đầy.

Cùng nằm trong vùng văn hóa chữ Hán, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, Tết Chuseok của Hàn Quốc diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Tết Chuseok còn có tên gọi khác là 한가위 (Hangawi) trong đó “한” có nghĩa là lớn và “가위” là ở giữa. Vậy nên 한가위 có nghĩa là ngày lễ lớn giữa mùa thu.

  • Nguồn gốc của ngày lễ Chuseok

Trong Hán tự, Tết Chuseok được gọi là “仲秋節” (trọng thu tiết) hoặc “仲秋佳節 (trọng thu giai tiết). Mang ý nghĩa là lễ hội diễn ra vào giữa mùa thu.

Từ thời xa xưa, cứ vào tháng tám hằng năm sẽ là mùa thu hoạch lúa chín. Đối với tổ tiên của người Hàn, đây là khoảng thời gian họ vui vẻ và hân hoan nhất trong năm vì sau một khoảng thời gian trồng trọt vất vả cũng đã có một mùa vụ bội thu. Vào ngày 15/08 âm lịch – ngày trăng tròn và lớn nhất năm, họ sẽ tổ chức lễ hội. Khi đó họ ăn mừng, vui chơi và nhảy múa. Đây có thể được xem là nguồn gốc của Tết Chuseok ngày nay.

Chuseok được xem là một ngày lễ vào thời kỳ đầu của Tam Quốc. Theo Tam quốc sử ký, thời vua Yuri (24–27), vị vua thứ ba của triều Silla, đã chia cung nữ thành các nhóm thi tài với nhau. Nhà vua treo giải thách các đội dệt vải trong vòng 1 tháng (từ 15/07 đến 14/08 âm lịch) xem ai dệt được nhiều hơn. Vào ngày cuối cùng của cuộc thi tài (15/08 AL) đội thắng cuộc sẽ được quyết định và nhận phần thưởng hậu hĩnh từ vua. Đội thua phải chuẩn bị các món ăn và các tiết mục múa hát. Từ đó, Chuseok dần trở thành ngày lễ vui chơi trong văn hóa người Hàn.

  • Ý nghĩa ngày lễ Chuseok

Chuseok (“秋夕” – thu tịch) theo nghĩa đen có nghĩa là đêm trăng đẹp nhất mùa thu. Chuseok được xem là ngày tạ ơn đất trời, tổ tiên đã cho một mùa màng bội thu. Và là ngày để tận hưởng thành quả của một mùa đã qua. Đây cũng là thời kỳ công việc đồng áng của năm cũ khép lại. Và còn cầu mong mùa màng năm sau bội thu hơn.

Trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng, thời điểm thu hoạch là khi mầm nở rộ và kết hạt. Điều này lặp lại theo chu kỳ từ năm này sang năm khác. Nói cách khác, nó tái sinh, giống như bản chất của mặt trăng lặp lại quá trình xoay quanh Trái Đất. Mặt Trăng hồi sinh vào lúc trăng non và cho thấy đỉnh cao sức sống vào ngày trăng tròn. Sau đó biến mất vào cuối tháng và cứ lặp lại chu kỳ đó mỗi tháng. Trong xã hội nông nghiệp, sự tái sinh của mặt trăng và bản chất tái tạo của nghề nông được coi là giống nhau.

Do đó, trăng tròn tượng trưng cho sự dư dả, dồi dào và màu mỡ. Cũng vì vậy mà lễ hội trăng rằm rất Hàn Quốc – đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp xem trọng.

  • Các món ăn đặc trưng trong ngày lễ Chuseok

Tết Chuseok thường rơi vào thời điểm những cơn mưa rào và tiết trời nóng bức của mùa hạ dần kết thúc. Thay vào đó là tiết trời thu mát mẻ, báo hiệu cho một mùa thu hoạch nữa đang đến gần. Chuseok là lễ hội mừng vụ mùa bội thu khi trái cây và ngũ cốc dồi dào. Mọi người sẽ sử dụng gạo mới thu hoạch để nấu cơm trắng, làm bánh gạo và rượu. Vào ngày lễ này, người Hàn thương sẽ ăn nhữ món đặng trưng theo truyền thống của Hàn Quốc.

Songpyeon (송편) – Thông phiến

Songpyeon là món ăn không thể thiếu trong Chuseok. Là món bánh tiêu biểu được làm bằng bột gạo mới, nhân lá vừng, các loại đậu,… Songpyeon được làm bằng cách nhào bột gạo mới với đậu xanh tươi, hạt mè, hạt dẻ, táo tàu, khoai lang, hồng, bột quế. Gọi là Songpyeon vì mỗi khi hấp bánh đều người Hàn thường đặt vào đó lá thông. Lá thông có tác dụng làm cho bánh có vị thanh hơn.

Vào đêm trước ngày lễ Chuseok, cả gia đình cùng nhau quây quần làm bánh Songpyeon. Bánh được tạo hình bán nguyệt với mong muốn gửi gắm mang đến tương lai tươi sáng và thành công của mọi gia đình.

Trong quan niệm của người Hàn, cô gái nào khéo tay làm ra những bánh Songpyeon có hình dáng đẹp, thì sẽ tìm được ý trung nhân tử tế. Còn phụ nữ đã có gia đình thì sẽ sinh những đứa con xinh đẹp, ngoan ngoãn. Do đó, khi làm bánh Songpyeon, họ đều rất tỉ mỉ và dồn hết tâm sức của mình để tạo ra những chiếc bánh Songpyeon xinh xắn.

Toranguk (토란국) – Canh khoai sọ

Ngoài Songpyeon, canh khoai sọ cũng là một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Tết Trung Thu của người Hàn. Theo Hán tự, khoai sọ được gọi là thổ noãn (“土卵” – trứng trong đất). Để loại bỏ đi lớp nhớt bên ngoài, khoai sọ sẽ được luộc qua nước vo gạo hoặc nước muối. Sau đó, khoai sẽ được hầm cùng với gân bò hoặc ức bò để tạo vị thanh đạm.

Baekju (백주) – Rượu trắng

Chuseok là tết Đoàn viên nên vào dịp lễ này người Hàn rất thích tụ tập ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Ngoài rượu Soju thường thấy, trong bữa tiệc Chuseok không thể thiếu hương vị của rượu trắng. Rượu trắng thường được nấu và ủ men từ gạo mới thu hoạch trong vụ mùa vừa kết thúc.

 

  • Hoạt động đặc trưng trong ngày lễ Chuseok

Tết Chuseok còn được gọi là “Tết đoàn viên”. Vào ngày này, dù có bận rộn như thế nào hay ở cách xa đến đâu, mọi người vẫn trở về nhà và tề tựu bên gia đình. Cả gia đình cùng nhau làm mâm lễ, cúng kiếng, trò chuyện, ăn uống, ngắm trăng cũng như tận hưởng thành quả sau một mùa thu hoạch. Ngoài ra, vào dịp này, người Hàn cũng chuẩn bị quà và gửi tặng bạn bè, người thân.

Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên

Chuseok là một dịp quan trọng để các gia đình Hàn Quốc thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Vào buổi sáng ngày lễ, họ quây quần bên nhau để tổ chức lễ cúng tưởng niệm tổ tiên.

Một năm có hai lần tổ chức Charye: một là trong dịp lễ Seollal (Năm mới) và hai là trong dịp lễ Chuseok. Sự khác biệt giữa hai lễ Charye này là: trong dịp Seollal, món ăn đại diện là Tteokguk (떡국 – canh bánh gạo). Còn trong dịp lễ Chuseok, món ăn đại diện là cơm nấu từ gạo mới thu hoạch (메밥), rượu truyền thống và songpyeon (송편). Sau lễ cúng, các thành viên cùng nhau ngồi bên bàn ăn để thưởng thức các món ăn ngon.

Bách thảo (성묘) và Tảo mộ (벌초)

Việc viếng mộ trong dịp lễ Chuseok là một trong những nghi thức thể hiện lòng hiếu kính với các bậc tổ tiên. Nghi thức này được biết với tên Seongmyo (성묘). Ngoài ra, trong dịp này, các gia đình cũng nhổ cỏ mọc xung quanh mộ, được gọi là Beolcho (벌초).

Hai nghi thức này có phần tương tự với phong tục tảo mộ ngày Tết của người Việt. Khoảng một tháng trước Chuseok, các con đường cao tốc của Hàn Quốc trở nên đông đúc vì các gia đình thăm viếng mộ tổ tiên. Sau khi vệ sinh phần mộ xong, họ sẽ bày một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa. Dâng mâm lễ lên cúng tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.

Olgesimni (올게심니) – Tục treo ngũ cốc khô trước cửa

Tục treo ngũ cốc hiện chỉ còn ở các vùng quê. Thường sau khi thu hoạch, nông dân sẽ lựa chọn lúa và các loại ngũ cốc để treo lên. Trước và sau lễ Chuseok, họ cắt và treo một ít lúa chín, cao lương và hạt kê lên cột hoặc cột cửa. Khi thực hiện tục Olgesimni, họ chuẩn bị rượu và thức ăn, mời những người hàng xóm đến. Những loại ngũ cốc dễ kiếm được dùng làm hạt giống hoặc bánh gạo để ăn sau khi mang đến đền thờ hoặc cho một gia thần (가신 – 家神), như thổ công (thổ địa). Olgesimni mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng năm nay và cầu mong mùa màng năm sau bội thu.

 

  • Những trò chơi truyền thống trong ngày  lễ Chuseok

Ssireum (씨름) – Đấu vật Hàn Quốc

Ssireum là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Chuseok. Hoạt động này là dịp để các chàng trai được thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của mình. Ssireum thường được tổ chức trên bãi cỏ hoặc bãi cát theo hình thức đấu loại trực tiếp. Trong trận đấu, hai đô vật đối mặt nhau ở giữa một hố cát tròn và tìm cách vật ngã đối phương bằng sức mạnh và kỹ năng của mình. Người cuối cùng trụ lại sau cùng là người chiến thắng và được vinh danh là người đàn ông khỏe nhất làng – jangsa (장사). Phần thưởng mà Jangsa sẽ được nhận là vải, gạo hoặc một con bê.

Ganggangsullae (강강술래) – Điệu nhảy vòng tròn Hàn Quốc

Ganggangsullae cũng là một trong những hoạt động nghệ thuật tiêu biểu dịp Chuseok. Trong quan niệm của nhà nông, trăng rằm là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Trăng tròn cũng được ví như là đỉnh cao của sự thăng hoa về cái đẹp của thiên nhiên và của người phụ nữ. Thời điểm trăng tròn báo hiệu người phụ nữ đã đến kỳ “khai hoa nở nhụy”.

Trong đêm trăng tròn vụ mùa hoặc vào ngày lễ Chuseok, những người phụ nữ mặc Hanbok (한복) nắm tay tạo thành một vòng tròn và cùng nhau hát

Có nhiều câu chuyện về nguồn gốc của điệu nhảy này. Tương truyền, Ganggangsullae bắt nguồn từ những người phụ nữ thuộc tỉnh Seonam Haean (서남 해안). Ngoài ra, có câu chuyện kể rằng Ganggangsullae có từ Triều đại Joseon (1392-1910). Lúc bấy giờ, quân đội Hàn Quốc cho phụ nữ trẻ trong làng mặc quân phục và đứng thành vòng tròn quanh núi. Quân đội Hàn Quốc đã giành không ít chiến thắng một phần nhờ có chiến thuật này.

Juldarigi (줄다리기) – Kéo co

Đây là trò chơi phổ biến dành cho mọi lứa tuổi nhằm gắn kết tính cộng đồng, tính tập thể của người chơi.

Mặc dù kéo co thường được tổ chức trong đêm giao thừa nhưng cũng được tổ chức vào lễ Chuseok tùy theo từng vùng. Đông Quốc tuế thời ký (동국세시기) ghi lại rằng: “Theo phong tục của đảo Jeju, nam nữ tụ tập vào rằm tháng 8 hàng năm để ca hát và nhảy múa. Nếu đứt dây giữa chừng thì cả hai bên đều rơi xuống đất. Những người xem cười thành tiếng. Đây được gọi là chiếu lý chi hý (조리지희).”

Các thôn xóm, các làng có thể chia đội để thi đấu với nhau. Các đội được phân chia đồng đều về số người chơi. Người chơi càng nhiều thì sợi dây càng dày, càng to và thời gian càng dài. Âm thanh của tiếng trống dồn dập, tiếng hò hét, tiếng cười hòa trộn với nhau tạo bầu không khí ngày Tết Chuseok thêm rộn ràng, vui tươi.

 

  • Những câu chúc trong ngày lễ Chuseok

Chuseok là dịp để mọi người cùng quây quần, sẻ chia cho nhau những niềm vui, những câu chúc mong một vụ mùa bội thu, một cuộc sống đủ đầy. Dưới đây là những câu chúc phổ biến mà người Hàn Quốc hay dùng vào dịp lễ Chuseok:

  • 즐거운 추석 맞이하세요. (Chúc bạn đón trung thu vui vẻ).
  • 즐거운 명절 추석입니다. (Mùa Chuseok hạnh phúc).
  • 넉넉한 한가위 맞으세요. (Chúc bạn đón một mùa trung thu dồi dào sung túc).
  • 풍성한 한가위 보내세요. (Chúc bạn có một Tết Trung thu an khang thịnh vượng).
  • 더도 말고 덜도 말고 한가위만 같아라. (Đừng nhiều mà cũng đừng ít hãy tròn đầy như trăng rằm).
  • 한가위를 맞아 마음 속까지 훈훈해지는 가슴 따뜻한 시간 보내시기를 기원합니다. (Nhân ngày Chuseok chúc bạn có khoảng thời gian thảnh thơi ấm áp).
  • 풍성한 한가위 보름달처럼 당신의 마음도 풍성해졌으면 좋겠습니다. (Chúc bạn cũng ngập tràn sức sống giống như ánh trăng rằm tròn đầy).
  • 온 가족이 함께하는 기쁨과 사랑가득한 한가위 되시길 기원합니다. (Chúc toàn thể gia đình có kì nghỉ lễ trung thu đầy ắp niềm vui và tình yêu thương).
  • 즐겁고 뜻깊은 한가위 되시기를 기원합니다. (Chúc một mùa nghỉ lễ trung thu hạnh phúc và nhiều niềm vui).

 


추석한국의 중추절

중추절(추석 – 추석)은 설날(설날)과 단오(단오)와 더불어 한국의 3대 명절 중 하나입니다. 베트남에서 중추절은 어린이들의 명절로 여겨지며, 사람들은 학교와 직장을 평소와 같이 다니는 반면, 한국에서는 이 날이 공식적인 공휴일로 지정되어 있습니다. 이 명절 동안 한국인들은 음력 14일, 15일, 16일 동안 3일간의 휴식을 취하며 가족과 함께 행복하고 풍요로운 한가위를 준비합니다.

한자 문화권에 속한 한국은 중국 문화의 영향을 받아 매년 음력 8월 보름에 추석을 기념합니다. 추석은 한가위라고도 불리는데, ‘한’은 ‘크다’라는 뜻을, ‘가위’는 ‘중간’이라는 뜻을 가지고 있습니다. 그래서 한가위는 가을의 큰 명절이라는의미를담고있습니다.
추석의기원
한자에서 추석은 ‘중추절’ 또는 ‘중추가절’이라고 불리며, 이는 가을의 중간에 열리는명절을의미합니다.
고대부터 매년 8월이 되면 벼를 수확하는 계절이 되었습니다. 한국의 조상들에게 이 시기는 가장 기쁘고 즐거운 시간이었습니다. 긴 농사 끝에 풍성한 수확을 거둔 후, 음력 8월 15일에는 가장 크고 둥근 보름달이 뜨는 날에 축제를 열었습니다. 그들은 함께 먹고 마시며 춤을 추었는데, 이 시기가 오늘날 추석의 기원이라고 할 수 있습니다.

추석은 삼국시대 초기에 명절로 여겨졌습니다. 삼국사기에 따르면 신라 유리왕(재위 24-27년)은 궁녀들을 여러 팀으로 나누어 한 달 동안 베 짜기 대회를 열었습니다. 음력 7월 15일부터 8월 14일까지 베를 짜는 대회를 개최한 후, 마지막 날인 8월 15일에 승리한 팀이 결정되어 왕으로부터 후한 보상을 받았습니다. 패한 팀은 음식을 준비하고 춤과 노래로 축하했습니다. 이로 인해 추석은 한국 문화에서 놀이와 축제의 날로 자리 잡았습니다.

추석의의미
추석은 ‘가을 저녁’이라는 뜻으로, 가을의 가장 아름다운 보름달이 뜨는 밤을 의미합니다. 추석은 하늘과 조상에게 한 해의 풍작에 감사하고, 수확의 기쁨을 나누는 날입니다. 이 시기는 또한 한 해의 농사를 마무리하고, 다음 해의 풍작을 기원하는 시기입니다.

농업 사회에서 보름달은 풍요로움과 번영, 다산을 상징하므로, 추석은 농업 국가인 한국에서 특히 중요한 명절입니다.

추석의대표음식
추석은 여름의 무더위가 끝나고 시원한 가을이 다가오는 시기로, 풍성한 과일과 곡식을 수확하는 계절입니다. 사람들은 갓 수확한 쌀로 밥을 짓고, 송편을 만들고, 전통주를 빚습니다. 추석의 대표적인 음식은 송편, 토란국, 그리고 백주입니다.

송편
송편은 추석에 빠질 수 없는 음식으로, 갓 수확한 쌀로 만들어집니다. 송편의 속은 참깨, 콩, 밤 등으로 채워지며, 솔잎을 이용해 찌기 때문에 은은한 향이 배어납니다.
추석 전날에는 온 가족이 모여 송편을 빚습니다. 반달 모양으로 빚은 송편은 밝고 성공적인 미래를 기원하는 의미를 담고 있습니다.

토란국
토란국은 추석에 빠질 수 없는 또 하나의 음식으로, 고소한 맛과 영양이 가득한 국물 요리입니다.

백주
백주는 추석에 수확한 쌀로 빚은 전통주로, 가족과 함께 즐기는 대표적인 술입니다.

추석의대표적인행사
추석은 ‘한가위’라고 불리며, 온 가족이 함께 모여 조상을 기리고 수확의 기쁨을 나누는 날입니다. 이 외에도 성묘, 벌초, 올게심니 등의 전통 행사가 있으며, 씨름과 강강술래 같은 전통 놀이도 즐깁니다.

씨름(Ssireum)
씨름은 추석에 빠질 수 없는 활동 중 하나입니다. 이 활동은 남성들이 자신의 용기와 힘을 보여줄 수 있는 기회입니다. 씨름 경기는 주로 잔디밭이나 모래밭에서 토너먼트 형식으로 진행됩니다. 경기 중 두 선수는 원형 모래 구덩이 가운데에서 마주보고, 힘과 기술을 사용하여 상대를 넘어뜨리려 합니다. 마지막까지 남은 사람이 우승자가 되며, 그 사람은 마을에서 가장 힘센 사람인 장사(장사)로 칭해집니다. 장사에게는 천, 쌀 또는 송아지가 상으로 주어집니다.

강강술래(Ganggangsullae)
강강술래는 추석을 대표하는 예술 활동 중 하나입니다. 농부의 관점에서 보름달은 생명력과 풍요를 상징합니다. 보름달은 자연과 여성의 아름다움이 최고조에 달했음을 나타냅니다. 보름달이 뜨면 여성들이 성숙해졌음을 알리는 신호이기도합니다.
추수철의 보름달 밤이나 추석에 여성들은 한복(한복)을 입고 손을 잡아 원을 그리며함께노래합니다.
강강술래의 기원에 대한 여러 이야기가 있습니다. 전해지는 이야기로는 서남해안 지방의 여성들로부터 시작되었다고 합니다. 또한, 강강술래는 조선 시대(1392-1910)에 시작되었다는 설도 있습니다. 당시 한국 군대는 마을의 젊은 여성들에게 군복을 입히고 산 주변에 원을 서게 하여 적군을 속였다는 이야기도 있습니다. 이 전술 덕분에 한국 군대는 여러 차례 승리를 거두었습니다.

줄다리기(Juldarigi)
줄다리기는 모든 연령대가 즐길 수 있는 인기 있는 놀이로, 참가자 간의 공동체 정신과단합을다지는데목적이있습니다.
줄다리기는 보통 설날 밤에 열리지만 지역에 따라 추석에도 진행됩니다. 《동국세시기》에 따르면 “제주도에서는 매년 8월 보름에 남녀가 모여 노래하고 춤추며 줄다리기를 한다. 중간에 줄이 끊어지면 양쪽 모두 넘어지고, 구경꾼들은 웃음소리를 냅니다. 이것을 조리지희(조리지희)라고 부릅니다.”
마을에서는 팀을 나눠 시합을 벌이기도 합니다. 팀은 참가 인원 수가 균등하게 나뉘며, 참가자가 많을수록 줄은 두꺼워지고 경기는 더 오래 진행됩니다. 북소리와 함께 함성, 웃음소리가 어우러져 추석의 분위기를 더욱 활기차고 즐겁게 만듭니다.

P.T.T ( sưu tầm)

Call Now