[Bài viết song ngữ] Lễ phép khi nhờ vả và từ chối trong tiếng Hàn

한국에서 부탁할 때와 거절할 때의 언어 예절

우리는 다른 사람에게 부탁할 때에는 말 한 마디도 조심해야 한다. 그리고 예의를 차리고 말을 해야 한다. 그러나 무엇보다도 부탁을 들어줄 사 람의 상황을 고려하는 것이 중요하다. 상대방이 거절하기 어려운 부탁을 해서도 안 되며 조건을 제시하는 것도 좋지 않다.
보통 한국에서는 부탁할 때 말의 첫머리에 ‘죄 송합니다만……’ ‘저 혹시……’ ‘바쁘신 줄 압니다만.. ・’과 같이 먼저 양해를 구하는 말을 쓴 다. 그리고 ‘이것 좀 해 주시겠습니까?’, ‘이것 좀 빌려도 될까요?’와 같이 상대방의 의사를 묻는 표현으로 부탁한다.
부탁을 받는 사람은 상대방이 도움을 요청하면 가능한 한 도와주겠지만 도와줄 수 없는 경우에는 공손한 표현으로 거절해야 한다. ‘미안합니다. 도와 드리고 싶은데….. 또는 ‘아, 어떻게 하지요? 저도 지금은.. ‘과 같이 상대방의 상황을 이해하지만 도와줄 수 없는 것처럼 말하는 것이 좋다. 부탁을 거절할 때 조심하지 않으면 상대방의 자존심을 상하게 하기 도 하고 오해를 사기도 하기 때문이다. 또한, 부탁을 받는 사람이 조심해야 할 것은 어떤 조건 을 말하면서 부탁을 들어주려고 하는 것이다. 특별한 경우가 아니면 부탁을 들어줄 때 조건을 말하지 않는 것이 좋다. 그것은 부탁을 들어주는 것이 아니고 홍정으로 보일 수 있기 때문이다.

 


Lễ phép khi nhờ vả và từ chối

Mỗi chúng ta, ai cũng phải cẩn thận trong từng lời nói của mình khi nhờ vả người khác. Đồng thời cần phải nói năng một cách lễ phép. Nhưng quan trọng nhất là phải cân nhắc về hoàn cảnh của người mà mình định nhờ vả. Không nên nhờ những việc mà đối phương khó từ chối và cũng không nên đưa ra điều kiện khi nhờ vả.
Thông thường, ở Hàn Quốc, khi nhờ vả một việc gì người ta thường mở đầu bằng những lời như: “Tôi rất xin lỗi nhưng…….”, “Dạ, không biết liệu……”, “Tôi biết là anh/ chị rất bận nhưng…..”. Người Hàn Quốc cũng thường nhờ vả bằng các biểu hiện hỏi ý kiến của đối phương như: “Anh/ chị sẽ làm việc này cho tôi chứ?” hoặc “Tôi có thể mượn cái này được không?”.
Người được nhờ vả thường sẽ giúp đỡ trong khả năng có thể khi có yêu cầu giúp đỡ nhưng trong trường hợp không thể giúp đỡ thì cần phải từ chối một cách khiêm tốn. Nên nói theo hướng là mình rất hiểu tình cảnh của đối phương nhưng không thể giúp đỡ được. Chẳng hạn như “Tôi rất xin lỗi. Tôi rất muốn giúp đỡ nhưng…..” hoặc “Làm thế nào bây giờ nhỉ? Tôi bây giờ cũng……” Bởi vì, nếu không cẩn thận, khi từ chối nhờ vả của người khác sẽ gây ra hiểu lầm hoặc làm tổn thương tới lòng tự trọng của đối phương. Thêm vào đó, người được nhờ vả cần phải cẩn thận khi định nhận lời giúp đỡ nhưng đưa ra một điều kiện nào đó. Nếu không phải là trường hợp đặc biệt thì khi nhận lời không nên đưa ra các điều kiện. Bởi vì việc này có thể sẽ cho thấy sự mặc cả chứ không phải là giúp đỡ.

Th.s Phạm Thị Điệp

Call Now