Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay được dùng trong nhiều sản phẩm. Từ xe hơi tự lái tới robot chế tạo, từ máy có thể phân biệt tế bào ung thư với tế bào thường tới bộ điều nhiệt thông minh, và loa thông minh được dùng trong các ngôi nhà hiện đại. Các ứng dụng đang mở rộng ra kỷ nguyên mới cho ngành AI, nhưng cũng đã gây ra việc thiếu hụt nhân công trong nhiều ngành công nghiệp. Mặc dù nhiều trường trên thế giới đang mở thêm các lớp AI, việc ghi danh tăng lên để đáp ứng nhu cầu, vẫn không có đủ số lượng người tốt nghiệp được đào tạo chuyên ngành AI. Theo báo cáo của chính phủ Mĩ, nước này sẽ cần khoảng 2,3 triệu nhân công AI trong thập kỉ tới.
Công nghệ AI đang thay đổi nhanh chóng khiến phần lớn các trường đại học không thể bắt kịp. Carnegie Mellon là đại học đầu tiên đào tạo kỹ sư ngành Trí tuệ nhân tạo. Lí do là cha đẻ nền tảng của Trí tuệ nhân tạo, giáo sư Allen Newell, và Herbert Simon xuất thân từ Carnegie Mellon University (CMU). Cùng với giáo sư John McCarthy, Marvin Minsky từ Đại học Dartmouth College đã công bố bài báo đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo năm 1955. Kể từ đó, nhiều phát minh AI tới từ trường khoa học máy tính của CMU kể cả xe tự lái đầu tiên, xe Mars Rovers, robot công nghiệp, và công cue học máy.
Chính từ nhu cầu cao dẫn đến mức lương trung bình cho người tốt nghiệp AI đã tăng 15% trong năm 2017 và 2018 lên tới 132,000 đô la / năm. Điều này cũng là tin tốt cho sinh viên có kĩ năng AI. Bên cạnh lương cao, nhiều sinh viên cũng thường có việc làm từ nhiều tháng trước khi họ tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Hồng